Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 20)

Hướng dẫn giải

Một số loại cây ăn quả có múi khác: cam, quất, quýt, bòn bon, phật thủ, mít, sầu riêng, măng cụt, bình bát…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực mục I (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân làm cho quả của cây ăn quả có múi có nhiều hạt là sự thụ phấn chéo. Theo đó, hạt phấn của cây ăn quả có múi khác rơi trên nướm nhụy cái, ống phấn kéo dài đến bầu noãn, xảy ra thụ tinh tạo trái có nhiều hạt. Ngược lại, hạt phấn của chính nó (tự thụ phấn) nảy mầm trên nướm nhưng nó không kéo dài đến bầu ngoãn, không xảy ra thụ tinh tạo trái không hạt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá mục II.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 22)

Hướng dẫn giải

Kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi phổ biến ở địa phương em:

Ví dụ cây bưởi:

- Thời vụ trồng bưởi: Tốt nhất là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10).

- Khoảng cách trồng cây bưởi: thường là 5m x 5m hoặc 5m x 6m

- Hố trồng cây bưởi: Kích thước hố 60cm x 60cm x 60cm. Bón phân lót cho hố từ 20 – 30kg phân hữu cơ + 1kg phân kali + 1kg supe lân. Trộn phân lót với đất vừa đào từ hố lên rồi lập lại xuống hố.

- Trồng cây: Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây bưởi xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm, nén chặt gốc cây. Vun đất mặt vào quanh gốc cây bưởi, cắm cọc vào quanh gốc và buộc cố định cho cây. Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực mục II.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 23)

Khám phá mục II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Khi bón phân cần thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây vì rễ cây chỉ hút các muối khoáng hoà tan. Do đó, chúng ta cần phải tưới nước thường xuyên để hoà tan các chất dinh dưỡng có trong phân bón vào đất, giúp cây dễ dàng hấp thu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá mục II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Việc ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong phòng, trị bệnh cho cây ăn quả có múi đem lại rất nhiều lợi ích:

+ Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

+ An toàn cho người trồng, chăm sóc và người sử dụng (không để lại tồn dư thuốc trong nông sản).

+ Đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yêu cầu khắt khe khi xuất khẩu sang các thị trường bên ngoài, đặc biệt là các thị trường khó tính.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực mục II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi:

- Hạn chế sử dụng các chất hóa học.

- Khi bón phân, vun xới, tỉa, dặm diệt cỏ dại và phòng trừ sâu cần đeo bao tay và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Tận dụng các chất thải hữu cơ để ủ phân hữu cơ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi:

- Đặc điểm thực vật học:

+ Rễ: rễ cọc gồm rễ chính và rễ bên. Rễ chính giúp cây đứng vững, rễ bên hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.

+ Thân, cành: Thân gỗ nhỏ hoặc cây bụi lớn, có nhiều cành và phân cành thấp.

+ Lá: mọc sole, màu xanh, phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài.

+ Hoa: thường hoa lưỡng tĩnh, đơn hoặc chùm, thường có màu trắng hoặc ngả vàng. Chủ yếu tự thụ phấn.

+ Qủa: thường hình cầu, vỏ dày, thường có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, có túi tinh dầu, nhiều múi mọng nước, hạt trắng ngà.

- Yêu cầu ngoại cảnh:

+ Nhiệt độ: có thể trồng ở khu vực có nhiệt độ từ 12 – 39 độ C. Tuy nhiên, thích hợp nhất là từ 23 – 29 độ C.

+ Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa từ 900 – 1200ml/năm và độ ẩm không khí từ 70 – 80% => Ưa ẩm nhưng không chịu được úng.

+ Ánh sáng: ưa ánh sáng mạnh (ánh sáng từ 8h sáng, hoặc 16 - 17h chiều mùa hè).

+ Đất trồng: đất phù sa, đất cát, đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất bazan…tầng đất dày trên 1m, thoát nước tốt, độ Ph từ 5,5 đến 6,4.

+ Gió: tốc độ vừa phải để lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu, bệnh hại…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Kĩ thuật trồng, chăm sóc cây có múi:

- Kĩ thuật trồng:

+ Thời vụ: vụ xuân và vụ thu

+ Khoảng cách:

     Cây bưởi: 5m x 5m hoặc 5m x 6m

     Cây cam: 4m x 4m hoặc 4m x 5m

     Cây quýt, chanh: 3m x 3m hoặc 3m x 4m

+ Chuẩn bị hố trồng: Kích thước hố 60cm x 60cm x 60cm. Bón phân lót cho hố từ 20 – 30kg phân hữu cơ + 1kg phân kali + 1kg supe lân. Trộn phân lót với đất vừa đào từ hố lên rồi lập lại xuống hố.

+ Trồng cây: Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm, nén chặt gốc cây. Vun đất mặt vào quanh gốc cây, cắm cọc vào quanh gốc và buộc cố định cho cây. Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh.

- Kĩ thuật chăm sóc:

+ Làm cỏ, vun xới: 2 – 3 lần/năm.

+ Bón phân thúc:

    Thời kì kiến thiết cơ bản: chia làm 4 lần, bón vào tháng 3, 6, 8, 12. Bón bằng cách rạch rãnh xung quanh tán cây, rải phân rồi lấp đất hoặc hòa loãng vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây.

     Thời kì kinh doanh: chia làm 4 lần (sau thu hoạch, khi cây bắt đầu ra hoa, khi cây đậu quả và sau lần 3 từ 1,5 đến 2 tháng). Bón bằng cách đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán rộng, rải phân hữu cơ xuống trước, phân vô cơ sau, sau đó lấp đát và tưới nước, giữ ẩm.

+ Tưới nước:

    Thời kì kiến thiết cơ bản: thường xuyên đủ nước, đảm bảo độ ẩm từ 65 – 70%

    Thời kì kinh doanh: giai đoạn ra hoa, đậu quả và quả lớn thì 2 đến 3 ngày tưới 1 lần. Khi quả thành thục thì 15 đến 20 ngày tưới 1 lần. Giai đoạn sau thu hoạch, từ 10 đến 15 ngày tưới 1 lần.

+ Phòng, trừ sâu bệnh hại: thường xuyên cắt tỉa, quét vôi gốc cây, vệ sinh vườn. Sử dụng phân bón hợp lí để nâng cao sức đề kháng của cây. Khi có sâu hại cần kịp thời sử dụng các biện pháp phù hợp để tiêu diệt (bắt tay, bẫy, thuốc trừ sâu sinh học, hóa học…).

- Một số biện pháp kĩ thuật tỉa cành, tạo tán cây ăn quả có múi:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản:

    Cuối năm 1 bấm ngọn để tạo cành cấp 1.

    Cuối năm 2, lựa chọn 3 – 5 cành cấp 1 khỏe và loại bỏ toàn bộ các cành cấp 2 đã phát sinh, bấm cành cấp 1 bị loại để tạo nhánh cấp 2.

    Cuối năm 3, loại bỏ bớt cành cấp 2 để tạo cành cấp 3, cấp 4.

+ Thời kì kinh doanh: Loại bỏ cành chết, cành bị tổn thương, cành sâu, bệnh. Cắt tỉa những quả nhỏ, dị hình, quả nhiễm sâu, bệnh…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Có nhiều loại cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, cần liên hệ thực tế khí hậu, đất đai, … ở địa phương để trồng loại cây phù hợp và đem lại năng suất cao.

- Một số loại cây ăn quả có múi có thể thực hiện trồng và chăm sóc: cam, quất, quýt, bòn bon, phật thủ, mít, sầu riêng, măng cụt…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)