Bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Để đo chiều dài của cây bút chì, nên sử dụng thước trong Hình 3.3b vì thước này có sai số dụng cụ nhỏ hơn thước ở Hình 3.3a nên kết quả đo sẽ chính xác hơn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Những sai số bạn có thể mắc phải:

+ Sai số hệ thống: cân chưa được hiệu chỉnh về vị trí số 0

+ Sai số ngẫu nhiên: do các yếu tố bên ngoài như gió, bui, hoặc có thể đặt mắt không đúng

Cách hạn chế những sai sót:

+ Hiệu chỉnh cân về vị trí số 0, đặt đĩa cân cho thăng bằng

+ Khi đọc kết quả, mắt hướng về phía mặt cân và vuông góc

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 22)

Hướng dẫn giải

A. a + b có F = a + b

=> \(\left[ {\frac{{M.L.{T^{ - 2}}}}{{{L^2}}}} \right] = \left[ {M.{L^{ - 1}}.{T^{ - 2}}} \right]\)

B. a – b có F = a – b

=> \(\delta F = \frac{{\Delta F}}{{\overline F }} = \frac{{\Delta a + \Delta b}}{{\overline a  - \overline b }} = \frac{{1 + 1}}{{51 - 49}} = 1\)

C. a x b, có F = a x b

=> \(\delta F = \delta a + \delta b = \frac{{\Delta a}}{{\overline a }} + \frac{{\Delta b}}{{\overline b }} = \frac{1}{{51}} + \frac{1}{{49}} \approx 0,04\)

D. Có F = a/b

=> \(\delta F = \delta a + \delta b = \frac{{\Delta a}}{{\overline a }} + \frac{{\Delta b}}{{\overline b }} = \frac{1}{{51}} + \frac{1}{{49}} \approx 0,04\)

Chọn B.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 22)

Hướng dẫn giải

Giá trị trung bình khối lượng của túi trái cây là:

\(\overline m  = \frac{{{m_1} + {m_2} + {m_3} + {m_4}}}{4} = \frac{{4,2 + 4,4 + 4,4 + 4,2}}{4} = 4,3(kg)\)

Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là:

\(\begin{array}{l}\Delta {m_1} = \left| {\overline m  - {m_1}} \right| = \left| {4,3 - 4,2} \right| = 0,1(kg)\\\Delta {m_2} = \left| {\overline m  - {m_2}} \right| = \left| {4,3 - 4,4} \right| = 0,1(kg)\\\Delta {m_3} = \left| {\overline m  - {m_3}} \right| = \left| {4,3 - 4,4} \right| = 0,1(kg)\\\Delta {m_4} = \left| {\overline m  - {m_4}} \right| = \left| {4,3 - 4,2} \right| = 0,1(kg)\end{array}\)

Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo:

\(\overline {\Delta m}  = \frac{{\Delta {m_1} + \Delta {m_2} + \Delta {m_3} + \Delta {m_4}}}{4} = \frac{{0,1 + 0,1 + 0,1 + 0,1}}{4} = 0,1(kg)\)

Sai số tuyệt đối của phép đo là:

\(\Delta m = \overline {\Delta m}  + \Delta {m_{dc}} = 0,1 + 0,1 = 0,2(kg)\)

Sai số tương đối của phép đo là:

\(\delta m = \frac{{\Delta m}}{{\overline m }}.100\%  = \frac{{0,2}}{{4,2}}.100\%  = 4,65\% \)

Kết quả phép đo:

\(m = \overline m  \pm \Delta m = 4,3 \pm 0,2(kg)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 23)

Hướng dẫn giải

+ Biểu thức tính khối lượng riêng: \(\rho  = \frac{m}{V}\)

Ta có thứ nguyên của khối lượng m là M, thứ nguyên của thể tích V là L3

=> Thứ nguyên của khối lượng riêng ρ là M.L-3

=> Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3

+ Biểu thức tính công suất là: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{F.s}}{t}\)

F = m.a => F có thứ nguyên là M.L.T-2

=> Thứ nguyên của công suất là: \(\left[ {\frac{{M.L.{T^{ - 2}}.L}}{T}} \right] = \left[ {M.{L^2}.{T^{ - 3}}} \right]\)

=> Đơn vị của công suất là: kg.m/s3

+ Biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\) ( F là lực tác dụng, S là diện tích tiếp xúc)

=> Thứ nguyên của áp suất là: \(\left[ {\frac{{M.L.{T^{ - 2}}}}{{{L^2}}}} \right] = \left[ {M.{L^{ - 1}}.{T^{ - 2}}} \right]\)

=> Đơn vị của áp suất là: kg.m/s

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 23)

Hướng dẫn giải

Giá trị trung bình của đường kính viên bi thép là:

\(\overline d  = \frac{{{d_1} + {d_2} + ... + {d_9}}}{9} \approx 6,33(mm)\)

Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là:

\(\begin{array}{l}\Delta {d_1} = \left| {\overline d  - {d_1}} \right| = \left| {6,33 - 6,32} \right| = 0,01(mm) = \Delta {d_2} = \Delta {d_3} = \Delta {d_4} = \Delta {d_7} = \Delta {d_9}\\\Delta {d_5} = \left| {\overline d  - {d_5}} \right| = \left| {6,33 - 6,34} \right| = 0,01(mm) = \Delta {d_6} = \Delta {d_8}\end{array}\)

Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo:

\(\overline {\Delta d}  = \frac{{\Delta {d_1} + \Delta {d_2} + ... + \Delta {d_9}}}{9} = 0,01(mm)\)

Sai số tuyệt đối của phép đo là:

\(\Delta d = \overline {\Delta d}  + \Delta {d_{dc}} = 0,01 + 0,02 = 0,03(mm)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)