Bài 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Chu vi bánh xe . số vòng quay được của bánh xe = Quãng đường xe đi từ A đến B ( không đổi) nên ta được:

a . b = s ( s không đổi).

Do đó, a và b là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

a)      Xét a.b ta có :

a.b = 1.60 = 2.30 = 3.20 = 4.15 = 5.12 vì cùng bằng 60

Vậy a tỉ lệ nghịch với b

b)      Xét m.n ta có :

m.n = (-2).(-12) = (-1).(-24) = 1.24 = 2.12 ≠ 3.9

Ta thấy khi m = 3 và n = 9 thì hệ số tỉ lệ là khác với các giá trị còn lại nên m không tỉ lệ nghịch với n.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Vì khối lượng công việc không đổi và các máy có cùng năng suất nên số máy gặt tỉ lệ nghịch với thời gian.

Ta có: Số máy gặt . thời gian = 2.4 = 8

Nếu có 4 máy gặt thì thời gian gặt = 8 : 4 = 2 (giờ)

Vậy nếu có 4 máy gặt như thế sẽ gặt xong cánh đồng đó hết 2 giờ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Vì diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài và chiều rộng nên ta có :

n.d = 24 \( \Rightarrow \) n tỉ lệ nghịch với d có hệ số tỉ lệ là 24

\( \Rightarrow n= \dfrac{{24}}{d}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 20)

Hướng dẫn giải

Công thức tính quãng đường là :

S = v.t

Theo đề bài S = 200km nên ta có 200 = v.t

Vì v.t = 200 không đổi nên v tỉ lệ nghịch với t theo hệ số tỉ lệ là 200.

\( \Rightarrow t=\dfrac{{200}}{v}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)