Bài 3: Các phép toán trên tập hợp

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 25)

Hướng dẫn giải

\(E = \{ x \in \mathbb{N}|x < 10\}  = \{ 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9\} \)

\(A = \{ x \in E|x\) là bội của 3\(\} \)\( = \{ 0;3;6;9\} \)

\(B = \{ x \in E|x\) là ước của 6\(\} \)\( = \{1;2;3;6\} \)

Ta có: \(A\backslash B = \left\{ {0;9} \right\}\), \(B\backslash A = \left\{ {1;2} \right\}\)

\({C_E}A = \{ 1;2;4;5;7;8\} ,\;{C_E}B = \{ 0;4;5;7;8;9\} \)

\(A \cap B =  \{ 3;6\} \Rightarrow {C_E}(A \cap B) = {C_E}B = \{0;1;2;4;5;7;8;9\} \)

\(A \cup B = \{ 0;1;2;3;6;9\} \Rightarrow {C_E}(A \cup B) = {C_E}A = \{ 4;5;7;8\} \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 25)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

 a) \(A \subset A \cup B\) vì

b) \(A \cap B \subset A\) vì

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 25)

Hướng dẫn giải

Gọi A, B lần lượt là tập hợp các học sinh thích môn Toán và Tiếng Anh, X là tập hợp học sinh lớp 10H.

Theo giả thiết, \(n(A) = 20,n(B) = 16,n(A \cap B) = 12,n(X) = 35\)

 

a) Nhận thấy rằng, nếu tính tổng \(n(A) + n(B)\) thì ta được số học sinh thích ít nhất một trong hai môn Toán và Tiếng Anh, nhưng số học sinh thích cả hai môn Toán và Tiếng Anh được tính hai lần. Do đó, số học sinh thích ít nhất một trong hai môn Toán và Tiếng Anh là:

\(n(A \cup B) = n(A) + n(B) - n(A \cap B) = 20 + 16 - 12 = 24\)

b) Trong số 35 học sinh lớp 10H, có 24 học sinh thích ít nhất một trong hai môn Toán và Tiếng Anh, còn lại số học sinh không thích cả hai môn này là: \(35 - 24 = 11\) (học sinh).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 25)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

a) Để xác định tập hợp \(A = ( - \infty ;0] \cup [ - \pi ;\pi ]\), ta vẽ sơ đồ sau đây:

 

Từ sơ đồ, ta thấy \(A = ( - \infty ;\pi ]\)

b) Để xác định tập hợp \(B = [ - 3,5;2] \cap ( - 2;3,5)\), ta vẽ sơ đồ sau đây:

 

Từ sơ đồ, ta thấy \(B = ( - 2;2]\)

 c) Để xác định tập hợp \(C = ( - \infty ;\sqrt 2 ] \cap [1; + \infty )\), ta vẽ sơ đồ sau đây:

 

Từ sơ đồ, ta thấy \(C = [1;\sqrt 2 ]\)

d) Để xác định tập hợp \(D = ( - \infty ;\sqrt 2 ]{\rm{\backslash }}[1; + \infty )\), ta vẽ sơ đồ sau đây:

  

Từ sơ đồ, ta thấy \(D = ( - \infty ;1)\)

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)