Bài 29. Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Câu hỏi mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 187)

Hướng dẫn giải

– Con người đang khai thác quá mức dầu mỏ: Làm ảnh hưởng tới môi trường nước.

– Con người chặt phá, tàn phá rừng, khiến độ che phủ rừng ngày càng giảm, ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu, các hiện tượng thiên nhiên ngày càng bất thường và phức tạp khiến “lá phổi xanh” của Trái Đất không thể “dang tay che chở” con người.

– Ô nhiễm nước biển do rác thải, tràn dầu… mà con người gây ra khiến các loài sinh vật biển nhiễm độc thậm chí là suy giảm về số lượng. Một số nơi trên thế giới không đánh bắt cá ven biển bởi ảnh hưởng tới sức khỏe.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 188)

Hướng dẫn giải

 Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Nhờ đó, bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 188)

Hướng dẫn giải

Để Bảo vệ môi trường, chúng ta có thể làm những hành động ý nghĩa:

- Tiết kiệm tài nguyên điện, nước, khoảng sản,...

- Bảo vệ và trồng nhiều cây xanh, ngăn chặn việc chặt rừng trái phép.

- Không xả rác bữa bài.

- Thường xuyên dọn dẹp môi trường sống, khu phố, địa phương và khu vực.

- Sử dụng những đồ dùng được làm từ thiên nhiên, có thể tái sử dụng nhiều lần.

- Đi các phương tiện công cộng.

-v.v.v....

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 188)

Hướng dẫn giải

Xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng; xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ tại dãy Trường Sơn,… Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản l‎‎ý kết hợp với bảo tồn môi trường, ví dụ Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn; bảo tồn một số loại chim, thú có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;…

(Trả lời bởi Sahara)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 188)

Hướng dẫn giải

Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở ...

Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. ...

Hạn chế sử dụng túi nilon. ...

Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt. ...

Tích cực trồng cây xanh. ...

Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường. ...

Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường.

(Trả lời bởi Sahara)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 188)

Hướng dẫn giải

- Học sinh tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên được khai thác ở địa phương. Ví dụ như: cát, đá vôi, đất hiếm, thủy tinh, sắt, vàng, thiếc, dầu khí,...

- Học sinh có thể thu thập thông tin theo một số tiêu chí: thời gian khai thác, quá trình khai thác, địa điểm khai thác, năng suất hoặc sản lượng, giá trị kinh tế, định hướng phát triển,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)