Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để sinh sản ra giun con. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để sinh sản ra giun con. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Gồm các hình thức chủ yếu nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân.
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Hãy phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Hình thức | Đặc điểm | Đại diện |
? | ? | ? |
? | ? | ? |
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Hình thức sinh sản
Đặc điểm
Nhóm sinh vật
Phân đôi
Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể. Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều.
Động vật nguyên sinh, giun dẹp.
Nảy chồi
Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới.
Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập.
Ruột khoang, bọt biển.
Phân mảnh
Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, tế bào ở mỗi phần tiếp tục nguyên phân nhiều lần và phát triển thành một cơ thể mới.
Bọt biển.
Trinh sản
(trinh sản)
Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh , nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể đơn bội (n).
Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.
Chân khớp như ong, kiến, rệp
Quan sát Hình 26.5, hãy mô tả quá trình sinh sản ở ong.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuá trình sinh sản ở ong: Ong đực tạo ra tinh trùng (n), ong chúa đẻ trứng (n). Những trứng không thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Hãy trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh; phát triển của phôi thai, sự đẻ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình thành tinh trùng và trứng
+ Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng giảm phân và hình thành 4 tinh trùng
+ Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng
- Thụ tinh: Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực (n) và trứng của con cái (n) để tạo thành cá thể mới (2n)
Thụ tinh trong ở người: Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Phát triển phôi thai: Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai
- Đẻ con: Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.
Phôi thai phát triển trong cơ quan sinh sản của cơ thể cái nhờ tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai (thú).
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Hãy phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Hình thức
Đặc điểm
Đại diện
Thụ tinh ngoài
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước)
- hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.cá, ếch nhái,...
Thụ tinh trong
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.
Bò sát, chim và thú.
Đẻ trứng
Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc trứng được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non.
cá, ếch, nhái, chim, thằn lằn, rắn...
Đẻ con
Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài.
- các loài động vật có vú đều đẻ con, trừ thú mỏ vịt đẻ trứng
- Vài loài cá sụn (cá mập xanh, cá đầu búa) và vài loài bò sát cũng đẻ con.
So sánh quá trình sinh tinh trùng và sinh trứng ở người.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Giống nhau:
+ Đều diễn ra ở các tế bào sinh dục sơ khai.
+ Đều trải qua 3 giai đoạn: vùng sinh sản (các tế bào đều trải qua quá trình nguyên phân để tăng số lượng); vùng sinh trưởng (tăng kích thước của tế bào); vùng chín (diễn ra quá trình giảm phân để tạo ra các giao tử, đều có sự khôi phục vật chất di truyền).
- Khác nhau:
Quá trình sinh tinh trứng:
+ Diễn ra tại tế bào sinh dục cái.
+ Tạo ra 1 trứng.
+ Quá trình tạo trứng diễn ra trong thời gian lâu (ở giai đoạn sinh trưởng diễn ra lâu dài vì ở tế bào sinh dục cái phải diễn ra quá trình tích lũy năng lượng nhiều).
+ Có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.
Quá trình sinh tinh trùng:
+ Diễn ra tại té bào sinh dục đực.
+ Tạo ra 4 tinh trùng.
+ Diễn ra trong thời gian ngắn.
+ Không có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên.
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Quan sát Hình 26.8 và 26.9, phân tích quá trình điều hòa sinh tinh và điều hòa sinh trứng ở người.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Quá trình điều hòa sinh tinh ở người: Ở người, các kích thích từ môi trường ngoài tác động lên vùng dưới đồi, vùng dưới đồi sản xuất GnRH để kích thích tuyến yên tạo ra FSH và ICSH, các hormone này kích thích quá trình sinh tinh ở tinh hoàn và kích thích tổng hợp hormone testosterone. Khi nồng độ testosterone trong máu tăng cao sẽ gây ức chế ngược đối với vùng dưới đồi và tuyến yên, do đó, ức chế quá trình sinh tinh.
- Quá trình điều hòa sinh trứng ở người: Ở người, các kích thích từ môi trường ngoài tác động lên vùng dưới đồi sản xuất GnRH để kích thích tuyến yên tạo ra FSH và LH. FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết hormone estrogen và progesterone. Hormone estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh làm tổ, đồng thời khi hai hormone này ở nồng độ cao sẽ gây ức chế ngược đối với vùng dưới đồi và tuyến yên, làm cho trứng không chín và rụng.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
• Phân tích mối quan hệ giữa chu kì rụng trứng và chu kì kinh nguyệt.
• Vì sao khi phụ nữ mang thai, quá trình rụng trứng không xảy ra?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChu kỳ kinh nguyệt bình thường ở người phụ nữ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, một số trường hợp có thể ngắn hoặc dài hơn nhưng nếu đều đặn thì là bình thường.
Sau khi mang thai, trứng sẽ không còn rụng! Bởi vì khi một người phụ nữ đã mang thai, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều thay đổi, khi đó, buồng trứng chuyển sang 1 nhiệm vụ mới.
(Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần)
Hãy trình bày một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật:
- Trong chăn nuôi, người ta sử dụng hormone từ tuyến yên (FSH, LH) như dịch chiết tuyến yên của cá hồi, cá chép hoặc chất kích thích tổng hợp (LRHa, Proland B,…) để kích thích buồng trứng ở cá làm cho cá đẻ đồng loạt, tăng tỉ lệ thụ tinh.
- Thay đổi chế độ chiếu sáng tạo ra tín hiệu cho tuyến yên sản xuất hormone điều hòa sinh sản từ đó thúc đẩy quá trình rụng trứng và tạo trứng ở gà.
- Sử dụng hormone để kích thích nhiều trứng chín, rụng cùng một lúc, sau đó thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm, nuôi dưỡng hợp tử phát triển thành phôi và cấy vào tử cung của các cá thể cái cho trứng hoặc cá thể cùng loài khác.
- Thụ tinh nhân tạo cho cho cá ở bên ngoài cơ thể: ép lấy trứng cá đã chín sau đó lấy tinh trùng của cá đực tưới lên trứng để thụ tinh. Nuôi trứng đã thụ tinh trong môi trường thích hợp để hợp tử phát triển thành cá con.
- Thụ tinh nhân tạo cho bò: lấy tinh trùng bò đực giống đã bảo quản đông trong nitrogen lỏng ở nhiệt độ -196oC, sau đó sử dụng để bơm tinh trùng đã xả đông vào cơ quan sinh dục của bò cái đã rụng trứng để thụ tinh.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)