Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có vai trò như thế nào đối với kinh tế - xã hội?
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có vai trò như thế nào đối với kinh tế - xã hội?
Đọc thông tin trong mục 1, hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:
- Khai thác hiệu quả nguồn lực phát triển kinh tế.
- Cung cấp sản phẩm của ngành cho tiêu dùng và sản xuất.
- Thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
- Sản xuất ra các mặt hàng có giá trị, tăng nguồn thu ngoại tệ.
- Vai trò quan trọng trong giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:
- Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Đối tượng của ngành là các sinh vật, cơ thể sống. Sản xuất thường tiến hành trong không gian rộng.
- Sản xuất phụ thuộc điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.
=> Tính mùa vụ ngày càng giảm do sự phát triển của khoa học – công nghệ.
- Sản xuất gắn với khoa học – công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Tự nhiên:
- Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và phân bố cây trồng.
=> Ví dụ:
+ Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Đất phù sa phù hợp với việc trồng lúa nước, đất badan thích hợp trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su,…).
- Địa hình ảnh hưởng đến quy mô và cách thức canh tác.
=> Ví dụ:
+ Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
+ Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
- Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuất.
=> Ví dụ: Miền Bắc nước ta có 1 mùa đông lạnh thích hợp để đa dạng cơ cấu cây trồng, phát triển các loài cây nguồn gốc ôn đới.
- Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới cho sản xuất, là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất thủy sản.
- Sinh vật tự nhiên là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
* Kinh tế - xã hội:
- Dân cư vừa là nguồn lao động, lực lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Quan hệ sở hữu ruộng đất, các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức sản xuất.
=> Ví dụ: Việt Nam có các chính sách ưu đãi về thuế đối với nông nghiệp nhằm khuyết khích đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học – công nghệ làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản.
=> Ví dụ: Ở Hốc-cai-đô (hòn đảo lạnh nhất phía bắc Nhật Bản) lại có sản lượng nông nghiệp lớn nhất nhờ áp dụng nông nghiệp trong nhà kính.
- Công nghiệp chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa,…
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Trong các nhân tố ảnh hưởng, nhân tố nào có vai trò quyết định xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của mỗi lãnh thổ? Tại sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nhân tố có vai trò quyết định xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của mỗi lãnh thổ là kinh tế - xã hội.
- Vì:
+ Ngày nay, khi khoa học – công nghệ phát triển thì nông nghiệp càng ít phụ thuộc vào tự nhiên, con người có thể phát triển nông nghiệp cho năng suất cao ngay cả ở những vùng khắc nghiệt nhất (hoang mạc, vùng lạnh giá).
+ Con người đưa ra xu hướng phát triển cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, từ đó khai thác tự nhiên để phục vụ mục đích của mình.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Tìm hiểu một loại cây được trồng nhiều nhất ở địa phương em (vai trò của cây trồng đó, tại sao cây trồng đó được trồng nhiều,…).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCây cà phê trồng nhiều nhất ở địa phương em vì với khí hậu miền cao Tây Nguyên không quá nóng cũng không quá lạnh, thêm sự phì nhiêu của đất đỏ feralit mà cây cà phê có thể sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)