Bài 23: Hệ sinh thái

Câu hỏi 7 (SGK Cánh Diều - Trang 145)

Hướng dẫn giải

Diễn thế sinh thái xảy ra do các nguyên nhân bên ngoài như cháy rừng, biến đổi khí hậu, lũ lụt, hoặc do các nguyên nhân nội tại của hệ sinh thái như sự cạnh tranh giữa các sinh vật, sự biến đổi các nhân tố vô sinh hoặc do tác động của con người.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 146)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về diễn thế sinh thái ở Hà Nội: Diễn thế sinh thái trên bãi bồi ven sông Hồng

Mô tả:

- Bãi bồi ven sông Hồng thường xuyên bị lũ lụt, bồi lắng phù sa.

- Quá trình diễn thế sinh thái trên bãi bồi ven sông Hồng diễn ra qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tiên phong:

- Các loài cây chịu được lũ lụt và điều kiện khắc nghiệt như cỏ dại, cây bụi, cây tre,... xuất hiện đầu tiên.

- Chúng tạo điều kiện cho các loài khác phát triển sau này.

Giai đoạn 2: Giai đoạn cây bụi:

- Cây bụi phát triển mạnh mẽ, che phủ cho các loài cây khác.

- Các loài động vật nhỏ như chim, côn trùng,... xuất hiện.

Giai đoạn 3: Giai đoạn rừng non:

- Cây gỗ xuất hiện, dần dần thay thế cho cây bụi.

- Quần xã sinh vật ngày càng đa dạng với nhiều loài động vật lớn hơn.

Giai đoạn 4: Giai đoạn rừng già:

- Rừng phát triển ổn định, với nhiều tầng tán.

- Quần xã sinh vật đạt đến độ đa dạng và phong phú cao nhất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Mắt xích chung: tảo, ấu trùng ruồi, cá hồi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều - Trang 145)

Hướng dẫn giải

Có ba dạng tháp sinh thái:

- Tháp năng lượng biểu diễn sản lượng của mỗi bậc dinh dưỡng.

- Tháp sinh khối biểu diễn sinh khối (khối lượng trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích) của các bậc dinh dưỡng.

- Tháp số lượng biểu diễn số lượng hoặc mật độ cá thể của các bậc dinh dưỡng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

- Chuỗi thức ăn:

- Lưới thức ăn: → côn trùng → chim → đại bàng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Tảo → ấu trùng ruồi → côn trùng → cá hồi.

Tảo → ấu trùng ruồi → cá gai → cá hồi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 141)

Hướng dẫn giải

Nhóm sinh vật: sản xuất, tiêu thụ và phân giải.

Khu vực này được xem là hệ sinh thái vì là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh có tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian xác định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 141)

Hướng dẫn giải

- Các thành phần trong khu rừng có mối liên hệ mật thiết và tương tác với nhau theo nhiều cách khác nhau.

- Các mối tương tác này giúp duy trì sự cân bằng và ổn định cho hệ sinh thái rừng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Tiêu chí

Hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái nhân tạo

Sô lượng loài

Lớn

Ít

Nguồn gốc vật chất và năng lượng

Sử dụng nguồn vật chất, năng lượng sẵn có trong môi trường.

Không chỉ sử dụng nguồn vật chất, năng lượng của môi trường mà còn được con người bổ sung thêm từ các nguồn khác.

Ví dụ

Đại dương

Cánh đồng lúa

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều - Trang 144)

Hướng dẫn giải

Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được chuyển hóa thành năng lượng hóa học nhờ các sinh vật sản xuất. Thông qua lưới thức ăn, năng lượng hóa học được chuyển qua các sinh vật trong hệ sinh thái. Cuối cùng, năng lượng được thải ra môi trường dưới dạng nhiệt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)