Quan sát hình 22.1, cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật. Những mối quan hệ đó có ý nghĩa gì với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật?
Quan sát hình 22.1, cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật. Những mối quan hệ đó có ý nghĩa gì với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật?
Nêu các dấu hiệu cho thấy quần xã sinh vật là một cấp độ tổ chức sống.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuần xã sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử, có cấu trúc ổn định tương đối với các đặc trưng cơ bản về thành phần loài, sự phân bố của các loài trong không gian, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. Quần xã sinh vật và môi trường có sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Các loài trong quần xã có tác động qua lại với nhau cũng như tác động qua lại với môi trường. Các mối tương tác này tạo nên sự cân bằng và giúp quần xã tăng trưởng, đảm bảo quần xã là một tổ chức tương đối ổn định và thích nghi với môi trường sống.
(Trả lời bởi datcoder)
Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật, phân tích các mối tương tác giữa các loài sinh vật và giữa sinh vật với môi trường ở quần xã đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMôi trường:
- Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều.
- Đất: giàu dinh dưỡng.
- Ánh sáng: tán cây che phủ, tạo điều kiện cho các loài ưa bóng râm phát triển.
Thành phần:
- Cây:
+ Tầng vượt tán: cây thân gỗ cao, tán rộng, ưa sáng.
+ Tầng tán rừng: cây thân gỗ cao, tán lá dày, che phủ cho các tầng dưới.
+ Tầng dưới tán: cây bụi, cây thân thảo ưa bóng râm.
- Động vật:
+ Động vật ăn thịt: hổ, báo, khỉ,...
+ Động vật ăn cỏ: voi, hươu, nai,...
+ Động vật ăn tạp: chim, sóc,...
- Vi sinh vật: nấm, vi khuẩn,...
Mối tương tác:
Giữa các loài sinh vật:
- Cạnh tranh:
+ Cạnh tranh về thức ăn, nước uống, nơi ở giữa các loài cây, động vật cùng một tầng.
+ Cạnh tranh về ánh sáng giữa các cây.
- Hỗ trợ:
+ Cây và vi sinh vật cộng sinh: vi sinh vật giúp cây hấp thụ dinh dưỡng, cây cung cấp môi trường sống cho vi sinh vật.
+ Chim và cây: chim ăn sâu bệnh giúp bảo vệ cây, cây cung cấp thức ăn cho chim.
- Ký sinh:
+ Giun sán ký sinh trong cơ thể động vật.
+ Cây tầm gửi ký sinh trên thân cây khác.
(Trả lời bởi datcoder)
Nêu một số dấu hiệu đặc trưng của loài ưu thế, loài đặc trưng và loài chủ chốt.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn và mức hoạt động mạnh, chi phối các loài sinh vật khác cũng như môi trường.
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc ở đó chúng có số lượng nhiều, tạo nên sự khác biệt so với các loài khác.
- Loài chủ chốt có số lượng (sinh khối) tí nhưng hoạt động mạnh, chi phối các loài khác trong quần xã thông qua việc kiểm soát chuỗi thức ăn.
(Trả lời bởi datcoder)
Lấy thêm ví dụ về loài ưu thế, loài đặc trưng và loài chủ chốt.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn và mức hoạt động mạnh, chi phối các loài sinh vật khác cũng như môi trường.
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc ở đó chúng có số lượng nhiều, tạo nên sự khác biệt so với các loài khác.
- Loài chủ chốt có số lượng (sinh khối) tí nhưng hoạt động mạnh, chi phối các loài khác trong quần xã thông qua việc kiểm soát chuỗi thức ăn.
(Trả lời bởi datcoder)
Một quần xã có độ đa dạng và phong phú cao cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Độ đa dạng và phong phú là một đặc trưng quan trọng của quần xã sinh vật.
- Quần xã có độ đa dạng và phong phú cao có khả năng thích nghi cao với môi trường và biến đổi khí hậu.
(Trả lời bởi datcoder)
Lấy ví dụ về sự phân bố của sinh vật theo chiều ngang và chiều thẳng đứng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChiều ngang: Ví dụ như sự phân bố của các loài thực vật trong quần xã sinh vật rừng ngập mặn.
Chiều thẳng đứng: Rừng mưa nhiệt đới thường phân thành nhiều tầng, trong đó các cây ưa sáng tạo thành ba tầng cây gỗ (tầng vượt tán, tầng tán rừng và tầng dưới tán), các cây ưa bóng tạo thành tầng cây bụi và cỏ.
(Trả lời bởi datcoder)
Cho biết cấu trúc chức năng dinh dưỡng của các nhóm sinh vật trong quần xã sinh vật. Lấy ví dụ cho mỗi nhóm chức năng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSinh vật sản xuất là những sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng hoặc hóa học để chuyển hóa CO2 thành chất hữu cơ.
Ví dụ: cỏ, tảo,…
Sinh vật tiêu thụ là những sinh vật không có khả năng chuyển hóa CO2 thành chất hữu cơ.
Ví dụ: hổ, báo, châu chấu,...
Sinh vật phân giải sử dụng chất dinh dưỡng ừt xác của các sinh vật khác (mùn bã hữu cơ) làm nguồn dinh dưỡng.
Ví dụ: nấm, vi khuẩn,...
(Trả lời bởi datcoder)
Phân biệt mối quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh giữa các loài sinh vật.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Quan hệ cộng sinh là mối quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật chung sống thường xuyên với nhau, trong đó các loài tham gia đều có lợi.
- Quan hệ hợp tác là mối quan hệ giữa các cá thể của hai hay nhiều loài, trong đó các loài tham gia đều có lợi. Các loài tham gia hợp tác không nhất thiết phải gắn bó với nhau.
- Quan hệ hội sinh là mối quan hệ giữa các cá thể của hai hay nhiều loài, trong đó các cá thể của một loài được hưởng lợi nhưng các cá thể của loài khác không được hưởng lợi gì.
(Trả lời bởi datcoder)
Lấy ví dụ về các quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh giữa các loài sinh vật.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVí dụ:
- Quan hệ cộng sinh: cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium và cây họ Đậu tạo nên nốt sần.
- Quan hệ hợp tác: sự hợp tác giữa cò ruồi và trâu.
- Quan hệ hội sinh: phong lan sống bám trên cây gỗ lớn.
(Trả lời bởi datcoder)