Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Xác định phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày thế mạnh nổi bật, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Xác định phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày thế mạnh nổi bật, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Kể tên những sản phẩm nông nghiệp nổi bật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lập bảng liệt kê những thế mạnh tự nhiên của vùng để phát triển những sản phẩm đó.
Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích một số vấn đề xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vùng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc: Kinh, Chăm, Khơ-me, Hoa,… tạo nên văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc truyền thống.
- Trong những năm qua, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người biết chữ, chỉ số HDI của vùng đều tăng (HDI các tỉnh năm 2021 đều thuộc nhóm trung bình và khá).
+ Thu nhập bình quân đầu người một tháng tăng từ 1247 nghìn đồng (2010) lên 3713 nghìn đồng (2021).
+ Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ tăng từ 92,2% (2010) lên 93,9% (2021).
(Trả lời bởi datcoder)
Dựa vào hình 21.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành dịch vụ thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Giao thông vận tải: vận tải đường thủy có nhiều lợi thế, mang tính liên tỉnh và quốc tế, khối lượng hàng hóa vận chuyển của vùng chiếm hơn 29,6% cả nước (2021). Các tuyến đường thủy Sài Gòn - Kiên Lương, Sài Gòn - Tiền Giang, Sài Gòn - Cà Mau,… kết hợp với các cảng biển là đầu mối kết nối giao thương như cảng Bến Tre, cảng Kiên Giang, cảng Cà Mau,… Vận tải đường bộ cũng được đầu tư với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, quốc lộ 1, 50, 60,…
- Du lịch: có lợi thế về du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, mùa nước nổi), du lịch biển. Các trung tâm du lịch trong vùng là Cần Thơ, Phú Quốc, Mỹ Tho, Long Xuyên,…
- Thương mại điện tử, dịch vụ logistics với các trung tâm đầu mối như thành phố Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang,… cũng góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu nông sản.
(Trả lời bởi datcoder)
Dựa vào hình 21.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNăm 2021, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm hơn 32% GRDP của vùng, tốc độ phát triển nhanh.
- Nông nghiệp: đóng vai trod quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng
+ Cây lương thực: cung cấp hơn 55% sản lượng lúa gạo và 80% lượng gạo xuất khẩu của cả nước (2021), năng suất lúa luôn cao hơn trung bình cả nước. Lúa gạo trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh,… Vùng sản xuất gạo đặc sản với nhiều giống lúa chất lượng cao như ST 24, ST 25, nàng thơm Chợ Đào,…
+ Cây ăn quả: là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước, chiếm hơn 33,3% diện tích cây ăn quả cả nước (2021). Trồng nhiều ở các tỉnh trong vùng, đặc biệt ở Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ,… Một số sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và được cấp chỉ dẫn địa lí như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), sầu riêng Ri 6 (Vĩnh Long),…
+ Cơ cấu vật nuôi đa dạng, chăn nuôi lợn, vịt phát triển mạnh với quy mô lớn.
- Lâm nghiệp: rừng chủ yếu là rừng ngập mặn với sự phong phú về hệ sinh thái, có ý nghĩa lớn trong bảo tồn và phát triển du lịch, việc khôi phục và bảo vệ rừng đang được chú trọng.
- Thủy sản: là ngành thế mạnh với sản lượng và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Năm 2021, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3,41 triệu tấn, sản lượng thủy sản khai thác đạt 1,5 triệu tấn. Sản phẩm nuôi trồng chủ yếu là cá và tôm, phát triển mạnh ở các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp,… Các tỉnh đứng đầu về sản lượng thủy sản khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre,…
Hiện nay ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đang phát triển theo hướng phát triển hàng hóa chất lượng cao, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất lúa, kết hợp với thương mại, dịch vụ logistics nâng cao giá trị nông sản.
(Trả lời bởi datcoder)
Dựa vào bảng 21.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích đặc điểm dân cư của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa vào hình 21.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Diện tích tự nhiên hơn 40,9 nghìn km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước (2021).
- Có vùng biển rộng lớn, phía tây là Vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông với các đảo, quần đảo như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai, hòn Đá Lẻ,… có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở phía tây nam của nước ta, tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia, tạo thuận lợi trong việc kết nối phát triển với các vùng khác và giao thương quốc tế.
(Trả lời bởi datcoder)
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trù phú, nơi sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất của nước ta. Vùng có những thế mạnh và hạn chế gì về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Thế mạnh: địa hình đồng bằng, đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn; khí hậu cận xích đạo gió mùa phân hóa mùa mưa - khô rõ rệt; hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng sinh học cao, rừng ngập mặn, rừng tràm, bãi cá, tôm; vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo, bãi tắm, nhiều mỏ dầu, khí tự nhiên lớn, nguồn lợi hải sản phong phú; khoáng sản đá vôi xi măng, than bùn, dầu mỏ, khí tự nhiên,…
+ Hạn chế: mùa khô kéo dài, tác động của biến đổi khí hậu.
- Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: trung tâm dịch vụ du lịch của cả nước, cầu nối hội nhập kinh tế khu vực, giữ vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp, thủy sản; là đầu tàu trong việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn; vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ nông nghiệp cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
(Trả lời bởi datcoder)
Dựa vào hình 21.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thế mạnh:
+ Địa hình, đất: địa hình đồng bằng, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 2 - 4 m, thuận lợi quy hoạch các khu vực cư trú và sản xuất. Đất là tài nguyên quan trọng với 3 loại đất chính là đất phù sa sông (1,2 triệu ha), đất phèn (1,6 triệu ha), đất mặn (750 nghìn ha). Tạo thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm cao và ổn định, từ 25 - 27°C, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, từ 1300 - 2000 mm. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Sông ngòi: nằm ở hạ lưu sông Mê Công, hai nhánh sông chính là sông Tiền, sông Hậu và nhiều sông khác như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây,… hệ thống kênh rạch chằng chịt, có ý nghĩa thủy lợi, cung cấp nguồn lợi thủy sản và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy và du lịch.
+ Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao với rừng ngập mặn ven biển; rừng tràm ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Có nhiều bãi cá, tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.
+ Biển, đảo: có vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo với một số bãi tắm, nhiều mỏ dầu, khí tự nhiên trữ lượng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, bờ biển có một số nơi thuận lợi xây dựng các cảng biển.
+ Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi xi măng ở Kiên Giang, than bùn ở khu vực U Minh, Tứ giác Long Xuyên, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa,…
- Hạn chế: mùa khô kéo dài cùng với tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông, ven biển lấn sâu vào trong đất liền.
(Trả lời bởi datcoder)
Dựa vào hình 21.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm: chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm chủ yếu là cá tra phi lê, tôm và mực đông lạnh,…. Ngoài ra, còn phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm hoa quả, xay xát lúa gạo,…
- Công nghiệp sản xuất điện: các nhà máy điện khí: Cà Mau (1500 MW), Ô Môn 1,2,3,4 (3810 MW); nhiệt điện than: Sông Hậu 1 (1200 MW), Duyên Hải (3178 MW) là những nhà máy nhiệt điện lớn. Ngoài ra còn phát triển điện gió ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, điện mặt trời ở Hậu Giang, An Giang.
- Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép: luôn giữ mức tăng trưởng cao, đem lại giá trị kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động; phân bố ở hầu hết các tỉnh, thành phố của vùng.
- Các khu công nghiệp tập trung nhiều ở hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu và khu vực ven biển.
(Trả lời bởi datcoder)