Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 142)

Hướng dẫn giải

a. Nếu là Q, em sẽ chia sẻ lại sự việc với giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ địa phương và nhờ họ giải thích, tuyên truyền để người thân trong gia đình hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời yêu cầu họ không nên ép buộc Q tham gia tôn giáo để tránh vi phạm pháp luật. Hoặc em sẽ: trực tiếp nói chuyện với người thân trong gia đình, giải thích để mọi người hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bày tỏ mong muốn mọi người tôn trọng sự lựa chọn của mình.

b. Nếu là G, em sẽ tìm hiểu thông tin và trao đổi sự việc với giáo viên chủ nhiệm để được hỗ trợ. Hoặc em trực tiếp nói chuyện với các bạn, giải thích cho các bạn hiểu những hậu quả không tốt khi tham gia giáo phái lạ và khuyên các bạn nên từ bỏ để tập trung vào việc học tập, chuẩn bị cho tương lai.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 142)

Hướng dẫn giải

Sự đóng góp của tín ngưỡng, tôn giáo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Thực hiện các chủ trương của Đảng và sự hướng dẫn, quản lý của Nhà nước, hoạt động của các tôn giáo đã có nhiều đóng góp tích cực trong đời sống xã hội, vận động đồng bào có đạo chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Các tôn giáo đều xây dựng đường hướng hành đạo, gắn bó với dân tộc như: “Hộ quốc An dân” của Phật giáo; “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo “Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc” của Tin lành; hoặc “Nước vinh đạo sáng” của Cao Đài, v.v.. Những đường hướng này vừa phù hợp với giáo lý, với truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm qua, bằng các hoạt động giao lưu với các tổ chức tôn giáo đồng đạo trên thế giới như trao đổi đoàn ra nước ngoài học tập, dự hội nghị, hội thảo, tham gia các diễn đàn tôn giáo thế giới và khu vực; đăng cai, phối hợp tổ chức các Hội nghị, diễn đàn tôn giáo trong khuôn khổ Liên Hợp quốc, ASEAN, quốc tế... đã góp phần tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy ngoại giao nhân dân. Tại các diễn đàn song phương, đa phương, các tổ chức tôn giáo Việt Nam đã thể hiện rõ tinh thần yêu chuộng hòa bình và lòng tự hào dân tộc, tích cực ủng hộ và đóng góp sáng kiến vào các tuyên bố chung, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, giảm xung đột, bạo lực và chiến tranh vì lý do tôn giáo, sắc tộc.

Bên cạnh việc vận động các tôn giáo đồng đạo trên thế giới ủng hộ Việt Nam xây dựng phát triển đất nước, nhiều hoạt động tôn giáo đã góp phần giời thiệu đất nước, hình ảnh con người Việt Nam như: Giáo hội Tin lành đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành; giáo hội Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa minh thế giới với đại biểu của hơn 80 Quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia; Hội đồng giám mục Châu Á;  Giáo hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp quốc, với 570 đoàn quốc tế, 1.650 đại biểu đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ... những hoạt động nêu trên đã góp phần giới thiệu về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của Việt Nam đến với bạn thế giới, khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quy tụ kiều bào có tín ngưỡng, tôn giáo trong nước và ngoài nước đoàn kết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh phản bác thế lực, luận điệu xấu tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, Việt Nam vẫn là một nước còn phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó phải kể đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ trong tôn giáo còn hạn chế; sự gia tăng hoạt động truyền bá tôn giáo nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ làm xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới, trái thuần phong mỹ tục, trái luật pháp của Việt Nam; hoạt động tôn giáo trên không gian mạng đang là vấn đề mới phát sinh, gây khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước về tôn giáo; một số đối tượng thiếu thiện chí trong và ngoài nước nhận định thiếu khách quan, sai lệch, thậm chí xuyên tạc về tình hình, chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Có thể khẳng định, việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương đó không chỉ nằm trên các văn bản luật và dưới luật mà là hiện thực sinh động trong đời sống, trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của gần 27 triệu đồng bào có đạo, trải dài khắp 3 miền đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 140)

Hướng dẫn giải

1/ - Trường hợp 1, X đã dùng những kiến thức pháp luật mà mình đã được học để phản bác lại những lí lẽ sai lệch của bà M, chia sẻ cho mọi người xung quanh hiểu một số nội dung quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và khuyên mọi người không nên tuỳ tiện gia nhập các hội, nhóm, giáo phái, tôn giáo lạ để bảo vệ bản thân. X cũng trình báo lại sự việc cho chính quyền xã và bày tỏ mong muốn chính quyền sẽ can thiệp để ngăn chặn những sự việc xấu phát sinh.

- Trường hợp 2, B đã nói chuyện và yêu cầu N gỡ những bình luận tiêu cực, kì thị hoạt động tôn giáo trên mạng xã hội, giải thích cho Nhiều về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và những hậu quả có thể gặp phải nếu vi phạm quy định của pháp luật.

- Trường hợp 3, A luôn có thái độ tôn trọng và thành kính đối với các cơ sở thờ tự: đền, chùa, nhà thờ... và với các tín đồ, chức sắc tôn giáo. Mỗi khi có dịp được ghé thăm các cơ sở thờ tự, A luôn chuẩn bị cho mình những trang phục kín đáo, lịch sự và có những cử chỉ, hành động đúng mục để thể hiện sự tôn kính của mình với những nơi này.

2/ - Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân:

+ Tích cực, chủ động tìm hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng.

+ Tích cực, chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng bằng những việc làm phù hợp lứa tuổi.

+ Không xâm phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;...

- Ví dụ về việc học sinh thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống hằng ngày:

+ Tỏ thái độ tôn trọng, thành kính khi tham quan các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

+ Không lấy lí do theo hay không theo tôn giáo của bạn bè để chê bai, đùa giỡn.

+ Tôn trọng các quy tắc về trang phục, ăn uống, sinh hoạt của những bạn bè theo tôn giáo.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 142)

Hướng dẫn giải

a. Hành vi của nhóm người lạ và ông Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi của nhóm người lạ là mua chuộc, dụ dỗ người dân đi theo tôn giáo mới, khiến người dẫn ảo tưởng về tương lai, rời xa thực tế, sao những công việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hằng ngày. Hành vi của ông Q ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của gia đình, khiến kinh tế sa sút, vợ con sợ hãi, không được thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình.

b. Trong tình huống trên, hành vi tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về người theo tôn giáo G từ những người thân của anh H và hành vi yêu cầu chị – từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X rồi mới đồng ý cho cưới của bố anh H là những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việc tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay về người theo tôn giáo G thể hiện sự thiếu tôn trọng, thái độ kì thị của những người thân trong gia đình anh H đối với tôn giáo G và quyền tự do tôn giáo của chị C. Việc bố anh H yêu cầu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X nổi mới đồng ý cho cưới thể hiện thái độ độc đoán, ép buộc, coi thường quyền tự do tôn giáo. Các hành vi này đều không phù hợp với quy định của  pháp luật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 141)

Hướng dẫn giải

a. Sai, vì việc lựa chọn số lượng tín ngưỡng, tôn giáo để theo là quyền riêng tư của mỗi người, pháp luật không cấm.

b. Đúng, vì mê tín dị đoan là hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội.

c. Sai, vì việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo có thể xảy ra ở bất cứ tôn giáo nào, không kể tôn giáo lớn hay nhỏ.

d. Sai, vì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm của mỗi công dân, cả người theo hoặc không theo tín ngưỡng và tôn giáo.

e. Đúng, vì việc thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 139)

Hướng dẫn giải

1/ - Trường hợp 2 đề cập đến hậu quả gây hoang mang, sợ hãi, ngộ độc, thiệt hại về tiền bạc, sức khỏe, tính mạng của hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Trường hợp 3 đề cập đến hậu quả gây tốn kém tiền bạc, làm sai lệch nhận thức của hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2/ - Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: 

+ Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

+ Gây tổn hại về tinh thần, danh dự, nhân phẩm, công việc, học tập,... của công dân.

+ Ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; gây mất đoàn kết.

+ Người vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật…

- Ví dụ:

+ Hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác mà dẫn tới biểu tình, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị phạt tù từ 1 đến 3 năm.

+ Hành vi lợi dụng hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng để kích động người dân chống phá chính quyền, gây bất ổn về chính trị, rối loạn an ninh, trật tự xã hội...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 136)

Hướng dẫn giải

1/ - Trường hợp 3, bố mẹ A đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc tôn trọng ý kiến của A, không cưỡng ép hay thuyết phục A cũng phải theo tôn giáo giống mình.

- Trường hợp 4, X cùng mẹ đã thực hiện quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc vào ngày lễ, tết hằng năm hai mẹ con đều đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử – văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kính của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè.

2/ - Ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống hằng ngày: 

+ Tỏ thái độ tôn trọng đối với những người theo tôn giáo; thành kính đối với các cơ sở tôn giáo. 

+ Mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi tới tham quan các cơ sở tôn giáo. 

+ Sử dụng ngôn từ phù hợp, tích cực khi viết bài giới thiệu về các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương.

- Những việc làm thực hiện tốt quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện sự tự do trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của công dân; thể hiện thái độ tích cực của mỗi công dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thể hiện thái độ, hành vi văn minh của công dân trong đời sống hằng ngày.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 136)

Hướng dẫn giải

- Một số hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia đó là lễ dâng hương tại đền Hùng (Phú Thọ); Đại lễ Phật Đản và Lễ Giáng sinh, lễ Nô-en,…

- Em cảm thấy các hoạt đó tín ngưỡng, tôn giáo đó đều có rất nhiều tín đồ, phật tử tham gia và các chương trình tổ chức đều rất long trọng, nghiêm trang.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 137)

Hướng dẫn giải

1/ - Trường hợp 2, ông A đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc nghiêm túc chấp hành các quy định phòng chống dịch của chính quyền, yêu cầu các tín đồ tôn giáo của mình tạm ngừng những hoạt động lễ nghi quy mô lớn để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.

- Trường hợp 3, người dân làng Y và lãnh đạo địa phương đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng việc xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội truyền thống của làng theo đúng quy định của pháp luật, gìn giữ nét đẹp của quê hương, phòng ngừa các hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đảm bảo an toàn cho người dân đến tham gia.

2/ - Công dân có các nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng, tôn giáo như: 

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan.

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

+ Không thực hiện các hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ví dụ: Người dân tham gia các hoạt động lễ hội tôn giáo cần tuân thủ các quy tắc chung nơi công cộng, không gây rối trật tự an ninh xã hội, không thực hiện các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; người dân không tham gia các tôn giáo lạ, hoạt động mê tín dị đoan hoặc chống phá Nhà nước;...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 141)

Hướng dẫn giải

a. Hành vi của H đúng, thể hiện sự tôn trọng của H đối với lễ hội tín ngưỡng, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này sẽ giúp H nâng cao hiểu biết và có thái độ, xử sự phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương.

b. Hành vi của N chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này thể hiện thái độ kì thị đối với bạn A nói riêng và những người theo tôn giáo nói chung, gây nên những ảnh hưởng không tốt.

c. Hành vi của V thể hiện sự văn minh trong ứng xử hằng ngày, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

d. Hành vi của O là đúng, không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và giúp phòng ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy ra với em gái mình khi tham gia những tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)