Bài 20: Động học của chuyển động tròn

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 126)

Hướng dẫn giải

- Quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có hình tròn.

- Tốc độ chuyển động của vệ tinh phụ thuộc vào độ cao của vệ tinh đối với Trái Đất (minh chứng sẽ được học trong bài).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 126)

Hướng dẫn giải

Theo công thức tính chu vi đường tròn có bán kính R, ta có chiều dài của nửa đường tròn bằng πR.

Vì cung tròn của đường tròn có chiều dài là R tương ứng với góc 1 rad nên chiều dài tương ứng với góc π rad.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 127)

Hướng dẫn giải

- Công thức tính chiều dài cung tròn s đã được học là: \(s = \frac{{\pi .R.\alpha }}{{180}}\)

- Trong công thức trên, α được tính theo đơn vị là độ.

- Công thức tính chiều dài đơn giản hơn: \(s = \alpha .R\); trong đó α có đơn vị là rad.

Với \({\alpha ^0} = \alpha (rad).\frac{{{{180}^0}}}{\pi }\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 127)

Hướng dẫn giải

Số đo theo độ

00

300

450

600

900

1800

3600

Số đo theo radian

0

\(\frac{\pi }{6}\)

\(\frac{\pi }{4}\)

\(\frac{\pi }{3}\)

\(\frac{\pi }{2}\)

\(\pi \)

\({2\pi }\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 127)

Hướng dẫn giải

Quãng đường điểm A đi được là: s = α (radian) .R.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 127)

Hướng dẫn giải

Lưu ý khi sử dung biểu thức \(s = \alpha .R\) là góc α có đơn vị là radian.

Với \({\alpha ^0} = \alpha (rad).\frac{{{{180}^0}}}{\pi }\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 128)

Hướng dẫn giải

Tốc độ chuyển động của em phụ thuộc vào tốc độ góc (góc quay được trong một đơn vị thời gian).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 129)

Hướng dẫn giải

Đổi T = 12 giờ = 12.86400 s = 1.036.800 s

Tốc độ góc của các vệ tinh là: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{1036800}} \approx 6,{06.10^{ - 6}}(rad/s)\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 129)

Hướng dẫn giải

- Trong chuyển động tròn, mỗi điểm trên bán kính đều có cùng tốc độ góc, nhưng vì mỗi điểm này có quãng đường khác nhau nên vận tốc khác nhau.

- Những điểm thuộc phần trục quay có quãng đường nhỏ hơn những điểm ở xa trục trục quay nên vận tốc của những điểm ở gần trục quay nhỏ hơn vận tốc ở những điểm xa trục quay

=> Phần cánh quạt ở gần trục quay rõ hơn phần ở xa trục quay.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 129)

Hướng dẫn giải

Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi nhưng lại có phương luôn thay đổi. Vì gia tốc đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc nên chuyển động tròn đều có gia tốc.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)