Bài 2. Ứng dụng của định lí Thalès trong tam giác

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 59)

Hướng dẫn giải

Đoạn thẳng AB biểu diễn cho cái que.

Trên bàn cờ lấy một điểm P nằm ngoài đoạn thẳng AB sao cho AP có độ dài 6 ô vuông.

Nối AP, BP.

Trên đoạn thẳng AP lấy hai điểm M và N sao cho AM = MN = NP = 2 ô vuông.

Tại M, N kẻ các đường thẳng vuông góc với AP và cắt AB lần lượt tại C và D.

=> MC // NO // PB

Áp dụng định lý Thales trong tam giác APB thì \(\frac{AM}{AP} = \frac{AC}{AB} = \frac{1}{3} \Rightarrow AC = \frac{1}{3}AB\) và \(\frac{AN}{AP} = \frac{AD}{AB} = \frac{2}{3}\Rightarrow AD = \frac{2}{3}AB\).

Khi đó AC = CD = DB = \(\frac{1}{3}\)AB.

Vậy ta đã chia cái que thành 3 phần bằng nhau mà không cần dùng thước đo.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 60)

Hướng dẫn giải

Đoạn thẳng AB biểu thị cho độ cao của cây, đoạn thẳng AD và DB biểu thị độ cao của thân và tán cây, đoạn thẳng AE và EC biểu thị độ dài cái bóng của thân cây và tán cây, đoạn thẳng DE và BC biểu thị cho các tia nắng.

Xét tam giác ABC với \(DE\parallel BC\) ta có:

\(\frac{{AD}}{{DB}} = \frac{{AE}}{{EC}}\) (Định lý Thales)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{0,9}}{x} = \frac{{1,5}}{2}\\ \Rightarrow 0,9.2 = 1,5x\\ \Rightarrow 1,8 = 1,5x\\ \Rightarrow x = 1,2\end{array}\)

Vậy độ cao \(x\) là 1,2 m.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 60)

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}AB \bot AC\\DE \bot AC\end{array} \right\} \Rightarrow AB\parallel DE\)

Xét tam giác ABC với \(AB\parallel DE\) có:

\(\frac{{DE}}{{AB}} = \frac{{CD}}{{CA}}\) (Hệ quả của định lý Thales)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{18}}{{AB}} = \frac{{20}}{{50}}\\ \Rightarrow AB = 18.50:20\\ \Rightarrow AB = 45\end{array}\)

Vậy khoảng cách AB là 45m.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 60)

Hướng dẫn giải

a) Cách tiến hành:

- Đặt hai cọc thẳng đứng, vuông góc với mặt đất sau đó di chuyển cọc 2 sao cho 3 điểm A, F, K thẳng hàng.

- Dùng sợi dây căng thẳng qua 2 điểm F và K để xác định điểm C trên mặt đất (3 điểm F, K, C thẳng hàng).

Sử dụng hệ quả của định lý Ta – let để tính chiều cao AB.

b) Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}AB \bot BC\\DK \bot BC\end{array} \right\} \Rightarrow AB\parallel DK\)

Xét tam giác ABC với \(AB\parallel DK\) ta có:

\(\frac{{DK}}{{AB}} = \frac{{CD}}{{CB}}\) (Hệ quả của định lý Thales)

\( \Rightarrow AB = \frac{{DK.CB}}{{CD}} = \frac{{h.a}}{b}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 60)

Hướng dẫn giải

Từ bài tập 2 trang 57 Sách giáo khoa Toán 8 – Cánh diều ta có kết quả: Đường thẳng song song với hai đáy của hình thang thì định ra trên hai cạnh bên các đoạn thẳng tỉ lệ.

Do các thanh AA’, BB’, CC’, DD’ của giàn gỗ song song với nhau nên ta có các hình thang ACC’A’, BDD’B’.

Xét hình thang ACC’A’ với BB’ song song với hai đáy AA’ và CC’, ta có:

\(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{A'B'}}{{B'C'}} \Rightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{BC}}{{B'C'}}\,\,\left( 1 \right)\)

Xét hình thang BDD’B’ với CC’ song song với hai đáy BB’ và DD’, ta có:

\(\frac{{BC}}{{CD}} = \frac{{B'C'}}{{C'D'}} \Rightarrow \frac{{BC}}{{B'C'}} = \frac{{CD}}{{C'D'}}\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{BC}}{{B'C'}} = \frac{{CD}}{{C'D'}}\)

Vậy độ dài các đoạn AB, BC, CD lần lượt tỉ lệ với độ dài các đoạn A’B’, B’C’, C’D’.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 60)

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}AE \bot AC\\CD \bot AC\end{array} \right\} \Rightarrow AE\parallel CD\)

Xét tam giác ABE với \(AE\parallel CD\), ta có:

\(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{AE}}{{CD}}\) (Hệ quả của định lý Thales)

\( \Rightarrow \frac{{AB}}{4} = \frac{{12}}{2} \Rightarrow AB = 12.4:2 = 24\)

Vậy khoảng cách AB là 24m.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)