Bài 2. Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Bronsted - Lowry về acid - base

Bài 1 (Sách Cánh Diều trang 19)

Hướng dẫn giải

Nếu dòng điện chạy qua được dung dịch nước của một chất X thì chất X là một chất điện li, trong dung dịch X chứa ion âm và ion dương → Phát biểu a, b đúng.

Chất X ở dạng rắn khan không dẫn được điện vì ở dạng rắn khan, X không có các hạt mang điện (ion hoặc electron) → Phát biểu c sai.

Trong dung dịch chất X có các ion, không có electron tự do → Phát biểu d sai.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 2* (Sách Cánh Diều trang 19)

Hướng dẫn giải

\(HCl\xrightarrow[]{}H^++Cl^-\)

\(CH_3COOH⇌H^++CH_3COO^-\)

HCl là chất điện li mạnh, CH3COOH là chất điện li yếu nên nếu 2 acid này cùng nồng độ thì HCl tạo ra nhiều ion hơn. Do vậy đương nhiên HCl dẫn điện tốt hơn.

(Trả lời bởi Phước Lộc)
Thảo luận (1)

Bài 3 (Sách Cánh Diều trang 19)

Hướng dẫn giải

Nước là phân tử phân cực (các nguyên tử H mang một phần diện tích dương và nguyên tử O mang một phần diện tích âm) nên khi hoà tan NaOH và HCl vào nước, xuất hiện tương tác của nước với các ion. Tương tác này sẽ bứt các ion Na+ và OH- khỏi tinh thể NaOH và bứt các ion H+, Cl- ra khỏi phân tử HCl để tan vào nước.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)