Bài 2: Phương trình dao động điều hoà

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 19)

Hướng dẫn giải

Ở ngoài vũ trụ, không trọng lượng nên không thể dùng cân hay lực kế để xác đinh khối lượng.

Khi đó, người ta dùng một dụng cụ đo khối lượng là một chiếc ghế lắp vào đầu một lò xo (đầu kia của lò xo gắn vào một điểm trên tàu). Nhà du hành ngồi vào ghế và thắt dây buộc mình vào ghế, cho ghế dao động và đo chu kì dao động T của ghế bằng một đồng hồ hiện số đặt trước mặt mình.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Từ đồ thị ta xác định được A = 1cm

Ta có: vmax = ωA⇒ω = 4 (rad/s)

Phương trình li độ của dao động: x = cos(4t) (cm)

Phương trình vận tốc của dao động: v = 4cos(4t+\(\frac{\pi }{2}\)) (cm/s)

Phương trình gia tốc của vật dao động: a = 16cos(4t) (m/s2)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 21)

Hướng dẫn giải

`\omega =2\pi .f=2\pi (rad//s)`

`t=0` thì `x=-4=>\varphi =\pi`

  `=>` Ptr dao động: `x=4cos(2\pi t+\pi)`

                         `=>{(v=-8\pi sin(2\pi t+\pi)),(a=-16\pi ^2 cos(2\pi t+\pi)):}`

 Tại thời điaamr `t=1s` thì: `{(v=0 (cm//s)),(a=16\pi ^2 (cm//s^2)):}`

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Vị trí A có gia tốc a1=−ω2.A

Vị trí B có gia tốc a2=0 nên vật ở vị trí cân bằng có vận tốc bằng v=ωA

Vị trí C có gia tốc a3=−ω2.A>0 nên vật ở vị trí biên âm có vận tốc bằng 0

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)