Bài 2. Phép quay

Khởi động (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Phép quay như trên biến một điểm M khác điểm O thành điểm M’ thuộc đường tròn (O; OM) sao cho tia OM quay thuận chiều kim đồng hồ đến tia OM’ thì điểm M tạo nên cung MM’ có số đo 60°.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 86)

Hướng dẫn giải

a) Vẽ (O; OM).

Vì góc MOM’ là góc ở tâm chắn cung MnM’ của (O;OM) nên số đo cung MnM’ bằng số đo góc MOM’.

Ta vẽ góc MOM’ có số đo bằng \(120^\circ \), trong đó M’ thuộc (O) và chiều quay từ tia OM đến tia OM’ cùng chiều quay của kim đồng hồ. Ta được cung MnM’ có số đo \(120^\circ .\)

b) Vẽ (O; ON).

Vì góc NON’ là góc ở tâm chắn cung nhỏ NN’ của (O;ON) nên số đo cung nhỏ NN’ bằng số đo góc NON’.

Ta vẽ góc NON’ có số đo bằng \(60^\circ \), trong đó N’ thuộc (O) và chiều quay từ tia ON đến tia ON’ cùng chiều quay của kim đồng hồ. Ta được cung nhỏ NN’ có số đo \(60^\circ .\)

Vậy số đo cung lớn NpN’ là: \(360^\circ  - 60^\circ  = 300^\circ .\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Điểm đối xứng của mỗi điểm A, B, C, D qua tâm O lần lượt là C, D, A, B.

Khi đó, phép quay thuận chiều 180° tâm O sẽ biến mỗi điểm A, B, C, D thành điểm đối xứng với nó qua tâm O.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 87)

Hướng dẫn giải

a) Phép quay thuận chiều \(60^\circ \) tâm O sẽ biến mỗi điểm A1, A2, A3, A4, A5, A6 thành điểm A2, A3, A4, A5, A6, Aqua tâm O.

Hình lục giác đều A1A2A3A4 A5Asau khi quay đến một hình mới trùng với chính nó vì thứ tự các đỉnh thay đổi nhưng hình dạng vẫn giữ nguyên.

b) Phép quay ngược chiều \(60^\circ \) tâm O sẽ biến mỗi điểm A1, A2, A3, A4, A5, A6 thành điểm A6, A5A4, A3A2, Aqua tâm O.

Hình lục giác đều A1A2A3A4 A5Asau khi quay đến một hình mới trùng với chính nó vì thứ tự các đỉnh thay đổi nhưng hình dạng vẫn giữ nguyên.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Phép quay thuận chiều \(270^\circ \) tâm O biến điểm A thành điểm D, biến điểm B thành điểm A, biến điểm C thành điểm B, biến điểm D thành điểm C.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 89)

Hướng dẫn giải

a) Phép quay thuận chiều \(72^\circ \) tâm O biến điểm A thành điểm E, biến điểm E thành điểm D, biến điểm D thành điểm C, biến điểm C thành điểm B, biến điểm B thành điểm A.

b) Các phép quay tâm O giữ nguyên hình ngũ giác đều:

Phép quay thuận chiều \(72^\circ ,144^\circ ,216^\circ ,288^\circ ,360^\circ \) tâm O.

Phép quay ngược chiều \(72^\circ ,144^\circ ,216^\circ ,288^\circ ,360^\circ \) tâm O.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Các phép quay tâm O giữ nguyên hình đa giác đều 8 cạnh:

Phép quay thuận chiều \(45^\circ ,90^\circ ,135^\circ ,180^\circ ,225^\circ ,270^\circ ,315^\circ ,360^\circ \) tâm O.

Phép quay ngược chiều \(45^\circ ,90^\circ ,135^\circ ,180^\circ ,225^\circ ,270^\circ ,315^\circ ,360^\circ \) tâm O.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 89)

Hướng dẫn giải

a)

b) Các phép quay tâm O giữ nguyên hình lục giác đều:

Phép quay thuận chiều \(60^\circ ,120^\circ ,180^\circ ,240^\circ ,300^\circ ,360^\circ \) tâm O.

Phép quay ngược chiều \(60^\circ ,120^\circ ,180^\circ ,240^\circ ,300^\circ ,360^\circ \) tâm O.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)