Bài 2. Đường trung bình của tam giác

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 54)

Hướng dẫn giải

- Vì \(M\) là trung điểm của \(AB;N\) là trung điểm của \(AC\) nên \(MN\) là đường trung bình của tam giác \(ABC\). Do đó, \(MN//BC\) (tính chất đường trung bình).

\( \Rightarrow MN//HP\left( {H;P \in BC} \right)\)

Xét tứ giác \(MNPH\) có: \(MN//HP \Rightarrow \) tứ giác \(MNPH\) là hình thang.

- Vì \(M\) là trung điểm của \(AB;P\) là trung điểm của \(AC\) nên \(MP\) là đường trung bình của tam giác \(ABC\). Do đó, \(MP = \frac{1}{2}AC\) (tính chất đường trung bình) (1).

- Xét tam giác \(AHC\) vuông tại \(H\) có:

\(N\)là trung điểm của \(AC\) nên \(HN = \frac{1}{2}AC\) (tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông) (2).

Từ (1) và (2) suy ra \(MP = HN\).

Xét hình thang \(MNPH\) có: \(MP = HN\) (chứng minh trên).

Do đó, hình thang \(MNPH\) là hình thang cân (dấu hiệu nhận biết hình thang cân).

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 54)

Hướng dẫn giải

Theo hình vẽ ta có:

\(BE = EA \Rightarrow E\) là trung điểm của \(AB\);

\(BF = FH \Rightarrow F\) là trung điểm của \(BH\).

Vì \(E\)là trung điểm của \(AB\); \(F\)là trung điểm của \(BH\) nên \(EF\) là đường trung bình của tam giác \(ABH\).

\( \Rightarrow EF = \frac{1}{2}AH\) (tính chất đường trung bình)

\( \Leftrightarrow EF = \frac{1}{2}.2,8 = 1,4\).

Vậy \(x = 1,4m\).

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (2)

Bài 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 54)

Hướng dẫn giải

Xét ΔADE có B,C lần lượt là trung điểm của AD,AE

=>BC là đường trung bình

=>DE=2*BC=464(m)

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (2)