Bài 2: Địa phương em (tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Khởi động (SGK Cánh diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Hiện nay, em đang sống ở thành phố Hà Nội.

- Hà Nội được biết đến với những nét đặc trưng như:

1. Hà Nội 36 phố phường
2. Lễ thượng cờ và hạ cờ 
3. Xóm đường tàu
4. Cà phê trứng 
5. Hà Nội 12 mùa hoa
6. Chợ hoa đêm Quảng Bá
7. Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng
8. Cốm Hà Nội

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (3)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 10)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

`+` Tên địa phương: Hà Nội.

`+` Dạng địa hình: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Dạng địa hình chủ yếu là Đồng bằng

`+` Một số sông, hồ: Hồ Hoàn Kiếm, sông Hồng, sông Đuống sông Tô Lịch, hồ Tây, Sông Nhuệ...

`+` Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

`+` Các yếu tố tự nhiên khác: Dù đồng bằng chiếm 3/4 diện tích nhưng một số khu vực ở Hà Nội vẫn có núi. Ở nội thành cũng có núi, nhưng cao không quá hai chục mét, phần lớn ở quận Ba Đình.

(Trả lời bởi Ng KimAnhh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

`-` Ngành nông nghiệp ở Hà Nội chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và ngày càng tăng của nhân dân Thủ đô. 

`+` Hà Nội nhiều loại cây nông nghiệp như lúa, sắn...

`+` Một số loại gia xúc như lợn, bò; một số loại cá, gia cầm như gà, vịt...

`-` Hà Nội có 6 ngành công nghiệp chủ lực, gồm: dệt may; chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất; cơ khí chế tạo; điện tử viễn thông và công nghệ thông tin

`-` Hà Nội có nhiều trung tâm thương mại và điểm du lịch nổi tiếng như:

`+` Trung tâm thương mại: Vincom ở Hà Nội, Tràng Tiền Plaza...

`+` Điểm du lịch nổi tiếng: Phố Cổ, Hồ Gươm,  Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác...

(Trả lời bởi Ng KimAnhh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Cánh diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

`-` Một số nét văn hóa ở Hà Nội:

`+` Hà Nội được coi là trung tâm văn hóa ẩm thực, nơi tập trung nhiều món ăn hấp dẫn và tinh tế, trong đó phải kể đến xôi lúa Tương Mai, chả cá Lã Vọng, phở, bánh cốm - cốm Vòng, bún thang, bánh trôi, bánh cuốn Thanh Trì, nem, chè sen long nhãn… 

`+` Kiến trúc cổ của Hà Nội mang đậm dấu ấn của lịch sử dài lâu, chùa chiền, đền miếu có khắp nơi trên đất Hà Nội. Kiến trúc đơn sơ, giản dị, gần gũi với con người tạo nên sự cổ kính, thanh tịnh. Kiến trúc hiện nay chủ yếu là các tòa nhà cao tầng với đa dạng thiết kế mang nét hiện đại.

`+` Các lễ hội tiêu biểu ở Hà Nôi phải kể đến: Lễ hội Gióng, Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội chùa Thầy...

`+` Đặc điểm trang phục: Ngày xưa nam giới mặc áo dài năm thân, vải thâm, có khuy tết chỉ hoặc khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc... người hào hoa phong nhã thì mặc áo sa trơn, áo trong và quần màu trắng. Mùa rét, dùng áo kép, có thêm lần vải lụa lót màu tươi, áo bông cộc, trần quân cờ. Khi mặc, người ta còn có thắt lưng bao xanh duyên dáng kèm theo.

`+` Hà Nội có một số phong tục, tập quan tiêu biểu như: tục lệ như bày mâm mũ quả, xông đất, lì xì, cúng ông Táo về trời

(Trả lời bởi Ng KimAnhh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Cánh diều - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 4 (SGK Cánh diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Câu chuyện:

+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).

+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.

+ Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Hà Nội trong em đẹp ở mọi góc nhìn. Dẹp ở nét cổ kính của 36 phố phường. Đẹp ở vẻ hiện đại, trẻ trung của một thành phố đang vươn mình phát triển. Đẹp ở vẻ thanh bình của những chiều thu dạo quanh bờ hồ…. Với em, Hà Nội đáng yêu từ những điều giản dị nhất, dẫu dung dị nhưng vẫn lay chạm tới trái tim.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

- Không vứt rác bừa bãi.

- Tham gia dọn dẹp vệ sinh ở quanh khu vực mình ở.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

- Một số bài hát về Hà Nội:

+ Người Hà Nội (nhạc và lời: Nguyễn Đình Thi).

+ Nhớ mùa thu Hà Nội (nhạc và lời: Trịnh Công Sơn).

+ Có phải em mùa thu Hà Nội (lời: Tô Như Châu; nhạc: Trần Quang Lộc)

+ Nồng nàn Hà Nội (nhạc và lời: Nguyễn Đức Cường)

+ Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (lời: Bùi Thanh Tuấn; nhạc: Trương Quý Hải)

- Một số câu ca dao về Hà Nội:

+ Mỗi năm vào dịp xuân sang/ Em về Triều Khúc xem làng hội xuân

+ Nhất cao là núi Ba Vì/ Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long

+ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)