Bài 2. Đa thức

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.

Ví dụ về đa thức một biến:\({x^2} + 2x + 2;\dfrac{1}{2}x - 5; - 3{x^3};....\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 11)

Hoạt động 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Ví dụ: 2 đơn thức của em: \( - 2;3xy.\)

2 đơn thức của bạn ngồi bên cạnh: \(4;6x\).

Tổng của bốn đơn thức trên là: \( - 2 + 3xy + 4 + 6x = \left( { - 2 + 4} \right) + 6x + 3xy = 2 + 6x + 3xy.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Các biểu thức là đa thức là: \(3x{y^2} - 1;\sqrt 2 x + \sqrt 3 y.\)

Đa thức \(3x{y^2} - 1\) có hai hạng tử là \(3x{y^2}\) và \( - 1\).

Đa thức \(\sqrt 2 x + \sqrt 3 y\) có hai hạng tử là \(\sqrt 2 x\) và \(\sqrt 3 y\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

a)      Số tiền phải trả để mua 8 quyển vở và 7 cái bút là: \(8x + 7y\)

b)      3 xấp vở có số quyển vở là: 10.3=30 (quyển)

2 hộp bút có số chiếc bút là: 12.2=24 (chiếc)

Số tiền phải trả để mua 3 xấp vở và 2 hộp bút là: \(30x + 24y\)

c)      Mỗi biểu thức đều là đa thức vì chúng là tổng của 2 đơn thức.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Đa thức \({x^2} + {y^2} + \dfrac{1}{2}xy\) là đa thức thu gọn vì trong đa thức không có hai hạng tử nào đồng dạng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

a)       

\(\begin{array}{l}N = 5{y^2}{z^2} - 2x{y^2}z + \dfrac{1}{3}{x^4} - 2{y^2}{z^2} + \dfrac{2}{3}{x^4} + x{y^2}z\\ = \left( {5{y^2}{z^2} - 2{y^2}{z^2}} \right) + \left( { - 2x{y^2}z + x{y^2}z} \right) + \left( {\dfrac{1}{3}{x^4} + \dfrac{2}{3}{x^4}} \right)\\ = 3{y^2}{z^2} - x{y^2}z + {x^4}\end{array}\)

b)      Đa thức có 3 hạng tử là: \(3{y^2}{z^2}; - x{y^2}z;{x^4}\)

Xét hạng tử \(3{y^2}{z^2}\) có hệ số là 3, bậc là 2+2=4.

Xét hạng tử \( - x{y^2}z\) có hệ số là -1, bậc là 1+2+1=4.

Xét hạng tử \({x^4}\) có hệ số là 1, bậc là 4.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

a)      \(Q = 5{x^2} - 7xy + 2,5{y^2} + 2x - 8,3y + 1\) có bậc là 2.

b)       

\(\begin{array}{l}H = 4{x^5} - \dfrac{1}{2}{x^3}y + \dfrac{3}{4}{x^2}{y^2} - 4{x^5} + 2{y^2} - 7\\ = \left( {4{x^5} - 4{x^5}} \right) - \dfrac{1}{2}{x^3}y + \dfrac{3}{4}{x^2}{y^2} + 2{y^2} - 7\\ =  - \dfrac{1}{2}{x^3}y + \dfrac{3}{4}{x^2}{y^2} + 2{y^2} - 7\end{array}\)

Đa thức H có bậc là 4.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Tranh luận (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Bạn Chung đúng. Đó là đa thức \({x^2} + {y^2} + xy + x + y + 1.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Các đa thức là: \( - {x^2} + 3x + 1;\dfrac{x}{{\sqrt 5 }};2024;3{x^2}{y^2} - 5{x^3}y + 2,4.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)