Bài 2. Đa thức một biến

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

Các đơn thức 1 biến là : a);   c);   d)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

Các đa thức 1 biến là : A, B, M, N là những đa thức một biến.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

a)      Xét 3 + 2y ta thấy biến y có số mũ cao nhất là 1 nên bậc của đa thức là 1

b)     Xét đa thức 0 không có bậc

c)      Xét 7 + 8 = 15 = 15.\({x^0}\) nên đa thức có bậc là 0

d)      Xét \(3,2{x^3} + {x^4}\) ta thấy biến x có số mũ cao nhất là 4 nên bậc của đa thức là 4

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

a)      \(4 + 2t - 3{t^3} + 2,3{t^4}\)

Ta thấy đa thức có biến là y

4 là hệ số tự do

2 là hệ số của \(t\)

0 là hệ số của \({t^2}\)

-3 là hệ số của \({t^3}\)

2,3 là hệ số của \({t^4}\)

b)      \(3{y^7} + 4{y^3} - 8\)

Ta thấy đa thức có biến là y

3 là hệ số của \({y^7}\)

0 là hệ số của \({y^6};{y^5};{y^4}\);\({y^2};y\)

4 là hệ số của \({y^3}\)

-8 là hệ số tự do

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

\(P(x) =7 + 10{x^2} + 3{x^3} - 5x + 8{x^3} - 3{x^2}\\=(3{x^3}+8{x^3})+( 10{x^2} - 3{x^2})-5x + 7\\= 11{x^3} + 7{x^2} - 5x + 7\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

\(P(x) = 2x + 4{x^3} + 7{x^2} - 10x + 5{x^3} - 8{x^2}\)

\(=(4{x^3}+5{x^3})+( 7{x^2}- 8{x^2})+(2x-10x)\)

\( = 9{x^3} - {x^2} - 8x\)

Ta thấy số mũ cao nhất của biến x là 3 nên \(P(x)\) có bậc là 3

Hệ số của \({x^3}\) là 9

Hệ số của \({x^2}\)là -1

Hệ số của x là -8

Hệ số tự do là 0

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

a)      P(x) = \(2{x^3} + 5{x^2} - 4x + 3\) thay x = -2 vào đa thức ta có :

\(P(-2)= 2{(-2)^3} + 5{(-2)^2} - 4.(-2)+ 3 = 2.( - 8) + 5.4 - 4.( - 2) + 3 = 15\)

b)      Q(y) =\(2{y^3} - {y^4} + 5{y^2} - y\) thay y = 3 vào đa thức ta có :

\(Q(3)=2{3^3} - {3^4} + 5{3^2} - 3 = 2.27 - 81 + 5.9 - 3 = 15\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

a)      Xét M(t) = \(t + \dfrac{1}{2}{t^3}\) ta thấy biến t có mũ cao nhất là 3

Nên bậc của đa thức là 3

Hệ số của \({t^3}\) là\(\dfrac{1}{2}\)

Hệ số của \({t^2}\) là 0

Hệ số của \(t\) là 1

Hệ số tự do là 0

b)      Thay t = 4 vào M(t) ta có :

\(4 + \dfrac{1}{2}{4^3} = 4 + 32 = 36\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

Thay x = \( - \dfrac{2}{3}\) vào đa thức P(x) = 3x + 2 ta có : P(x) = \(3.( - \dfrac{2}{3}) + 2\)= 0

Vì P( \( - \dfrac{2}{3}\)) = 0 nên x = \( - \dfrac{2}{3}\) là 1 nghiệm của đa thức P(x) 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 10 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

Xét Q(1) = 2.12 – 5.1 + 3 = 2 – 5 + 3 = 0 nên 1 là một nghiệm của Q(y)

Q(2) = 2.22 – 5.2 + 3 = 8 – 10 + 3 = 1\( \ne \)0 nên 2 không là nghiệm của Q(y)

Q(3) = 2.32 – 5.3 + 3 = 18 – 15 + 3 = 6\( \ne \)0 nên 3 không là nghiệm của Q(y)

\(Q(\dfrac{3}{2}) = 2.{\left( {\dfrac{3}{2}} \right)^2} - 5.\dfrac{3}{2} + 3 = \dfrac{9}{2} - \dfrac{{15}}{2} + 3 = 0\) nên \(\dfrac{3}{2}\) là một nghiệm của Q(y)

Vậy \(1;\dfrac{3}{2}\) là nghiệm của Q(y)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)