Bài 2. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 70)

Hướng dẫn giải

Quan sát hình vẽ ta thấy, cạnh ngắn nhất của tam giác \(ABC\) là cạnh \(AC\);cạnh ngắn nhất của tam giác \(DEF\) là cạnh \(DF\).

Do đó, ta có: \(\frac{{AC}}{{DF}} = \frac{{600}}{{300}} = 2\).

Do đó, tỉ số chu vi của tam giác \(ABC\) và tam giác \(DEF\) là 2.

Chu vi tam giác \(DEF\) là: \(300 + 350 + 550 = 1200m\)

Chu vi tam giác \(ABC\) là: \(1200.2 = 2400m\).

Quãng đường bạn Nam đã chạy là: \(1200.4 = 4800m\)

Quãng đường bạn Hùng đã chạy là: \(2400.2 = 4800m\).

Do đó, hai bạn Nam và Hùng đã chạy hai quãng đường bằng nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 70)

Hướng dẫn giải

- Xét Hình 16a

Ta có: \(\frac{{DE}}{{AB}} = \frac{6}{{12}} = \frac{1}{2};\frac{{DF}}{{AC}} = \frac{9}{{18}} = \frac{1}{2}\)

Xét tam giác \(DEF\) và tam giác \(ABC\) ta có:

\(\frac{{DE}}{{AB}} = \frac{{DF}}{{AC}} = \frac{1}{2}\)

\(\widehat {BAC} = \widehat {EDF} = 120^\circ \)

Do đó, \(\Delta DEF\backsim\Delta ABC\) (c.g.g)

- Xét Hình 16b

Ta có: \(\frac{{CE}}{{NP}} = \frac{4}{8} = \frac{1}{2};\frac{{DE}}{{MP}} = \frac{5}{{10}} = \frac{1}{2}\)

Tuy nhiên, quan sát hình vẽ ta có thể thấy góc tạo bởi cạnh \(MP;NP\) là \(\widehat P\) và góc tạo bởi cạnh \(DE;CE\) là góc \(\widehat E\).

Ta thấy hai góc này không bằng nhau nên chúng không đồng dạng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71)

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(\frac{{EF}}{{NP}} = \frac{{7,8}}{{13}} = \frac{3}{5};\frac{{DE}}{{MN}} = \frac{6}{{10}} = \frac{3}{5}\)

Xét tam giác \(DEF\) và tam giác \(MNP\) ta có:

\(\frac{{EF}}{{NP}} = \frac{{DE}}{{MN}} = \frac{3}{5}\)

\(\widehat E = \widehat N\) (giải thuyết)

Do đó, \(\Delta DEF\backsim\Delta MNP\) (c.g.c)

Do đó, \(\widehat F = \widehat P = 42^\circ \).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71)

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

\(\frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{10}}{{15}} = \frac{2}{3};\frac{{AF}}{{AB}} = \frac{8}{{12}} = \frac{2}{3}\)

Xét tam giác \(AFE\) và tam giác \(ABC\) ta có:

\(\frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{AF}}{{AB}} = \frac{2}{3}\)

\(\widehat A\) chung

Do đó, \(\Delta AFE\backsim\Delta ABC\) (c.g.c)

Do đó, \(\frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{AF}}{{AB}} = \frac{{EF}}{{BC}} = \frac{2}{3}\) (các cặp cạnh tương ứng có cùng tỉ lệ)

Do đó, \(\frac{{EF}}{{BC}} = \frac{2}{3} \Rightarrow EF = \frac{{BC.2}}{3} = \frac{{18.2}}{3} = 12\)

Vậy \(BC = 12cm\).

b) Vì \(FC = FD\) nên tam giác \(FDC\) cân tại \(F\).

Suy ra, \(\widehat {FDC} = \widehat {FCD}\) (tính chất)

Ta có:

\(\frac{{AC}}{{MD}} = \frac{{15}}{{20}} = \frac{3}{4};\frac{{BC}}{{DE}} = \frac{9}{{12}} = \frac{3}{4}\)

Xét tam giác \(ABC\) và tam giác \(MED\) ta có:

\(\frac{{AC}}{{MD}} = \frac{{BC}}{{DE}} = \frac{3}{4}\)

\(\widehat {FCD} = \widehat {FDC}\) (chứng minh trên)

Do đó, \(\Delta ABC\backsim\Delta MED\) (c.g.c).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71)

Hướng dẫn giải

a) Vì \(MN//BC\) nên \(\widehat {MNB} = \widehat {ABC}\) (hai góc so le trong)

Vì \(MB//AC\) nên \(\widehat {MNB} = \widehat {ABC}\) (hai góc so le trong)

Xét tam giác \(BNM\) tam giác \(ABC\) ta có:

\(\widehat {MNB} = \widehat {ABC}\) (chứng minh trên)

\(\widehat {MNB} = \widehat {ABC}\) (chứng minh trên)

Do đó, \(\Delta BNM\backsim\Delta ABC\) (g.g)

b) Vì \(\Delta BNM\backsim\Delta ABC\) nên \(\widehat M = \widehat C = 48^\circ \) (hai góc tương ứng).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 71)

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác \(MNP\) tam giác \(DEF\) ta có:

\(\widehat M = \widehat D\) (giả thuyết)

\(\widehat N = \widehat E\) (giả thuyết)

Do đó, \(\Delta MNP\backsim\Delta DEF\) (g.g)

Suy ra, \(\frac{{MP}}{{DF}} = \frac{{NP}}{{EF}} \Rightarrow \frac{{18}}{{24}} = \frac{{a + 2}}{{32}} \Rightarrow a + 2 = \frac{{18.32}}{{24}} = 24 \Leftrightarrow a = 24 - 2 = 22\).

Vậy \(a = 22m\).

b) Vì \(ABCD\) là hình thang nên \(AB//CD\).

Vì \(AB//CD \Rightarrow \widehat {ABM} = \widehat {MDC}\) (hai góc so le trong) và \(AB//CD \Rightarrow \widehat {BAM} = \widehat {MCD}\) (hai góc so le trong)

Xét tam giác \(AMB\) và tam giác \(CMD\) có:

\(\widehat {ABM} = \widehat {MDC}\) (chứng minh trên)

\(\widehat {BAM} = \widehat {MCD}\) (chứng minh trên)

Do đó, \(\Delta AMB\backsim\Delta CMD\) (g.g).

Ta có:

\(\frac{{AM}}{{CM}} = \frac{{BM}}{{DM}} = \frac{{AB}}{{CD}} \Leftrightarrow \frac{6}{{15}} = \frac{y}{{10}} = \frac{8}{x}\).

Ta có: \(\frac{6}{{15}} = \frac{y}{{10}} \Rightarrow y = \frac{{10.6}}{{15}} = 4\)

\(\frac{6}{{15}} = \frac{8}{x} \Rightarrow x = \frac{{8.15}}{6} = 20\).

Vậy \(x = 20;y = 4\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 72)

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác \(OPH\) tam giác \(PEH\) ta có:

\(\widehat {HOP} = \widehat {HPE}\) (giả thuyết)

\(\widehat {OPH} = \widehat {PEH}\) (giả thuyết)

Do đó, \(\Delta OPH\backsim\Delta PEH\) (g.g)

Suy ra, \(\frac{{PH}}{{EH}} = \frac{{OH}}{{PH}} \Rightarrow P{H^2} = OH.EH = 4.6 \Rightarrow P{H^2} = 24 \Leftrightarrow PH = \sqrt {24}  = 2\sqrt 6 \).

Vậy \(PH = 2\sqrt 6 \).

b) Xét tam giác \(AME\) tam giác \(AFM\) ta có:

\(\widehat {AME} = \widehat {AFM}\) (giả thuyết)

\(\widehat A\) chung

Do đó, \(\Delta AME\backsim\Delta AFM\) (g.g)

Suy ra, \(\frac{{AM}}{{AF}} = \frac{{AE}}{{AM}} \Rightarrow A{M^2} = AF.AE\) (điều phải chứng minh).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 10 (SGK Chân trời sáng tạo trang 72)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(AB = AM + MB = 4,73 + 4,27 = 9m\);\(CD = CN + ND = 1,84 + 1,16 = 3m\)

Xét tam giác \(AIB\) tam giác \(CID\) ta có:

\(\widehat {ABI} = \widehat {CDI}\) (giả thuyết)

\(\widehat {AIB} = \widehat {CID}\) (hai góc đối đỉnh)

Do đó, \(\Delta AIB\backsim\Delta CID\) (g.g)

Suy ra, \(\frac{{AB}}{{CD}} = \frac{{AI}}{{CI}} = \frac{{BI}}{{DI}} \Leftrightarrow \frac{9}{3} = \frac{{AI}}{{2,4}} = \frac{{7,8}}{{DI}}\).

Ta có:

\(\frac{9}{3} = \frac{{AI}}{{2,4}} \Rightarrow AI = \frac{{9.2,4}}{3} = 7,2m\);\(\frac{9}{3} = \frac{{7,8}}{{ID}} \Rightarrow ID = \frac{{3.7,8}}{9} = 2,6m\).

Các con đường đi từ nhà anh Thanh đến công ty là:

Con đường: \(MB \to BI \to IC \to CN\) có độ dài là:

\(MB + BI + IC + CN = 4,27 + 7,8 + 2,4 + 1,84 = 16,31km\)

Con đường: \(MB \to BI \to ID \to DN\) có độ dài là:

\(MB + BI + ID + DN = 4,27 + 7,8 + 2,6 + 1,16 = 15,83km\)

Con đường: \(MA \to AI \to ID \to DN\) có độ dài là:

\(MA + AI + ID + DN = 4,73 + 7,2 + 2,6 + 1,16 = 15,69km\)

Con đường: \(MA \to AI \to IC \to CN\) có độ dài là:

\(MA + AI + IC + CN = 4,73 + 7,2 + 2,4 + 1,84 = 16,17km\)

Vậy đi theo con đường \(MA \to AI \to ID \to DN\) là ngắn nhất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)