Bài 16. Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng

Luyện tập mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 109)

Hướng dẫn giải

- Phản ứng phân hạch là quá trình một hạt nhân nặng vỡ thành các hạt nhân nhẹ hơn

- Phản ứng nhiệt hạch là quá trình hai hạt nhân nhẹ kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân nặng hơn

→ Trong phản ứng phân hạch, hạt nhân vỡ ra, còn trong phản ứng nhiệt hạch, các hạt nhân kết hợp lại. Đây là 2 quá trình ngược nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 109)

Hướng dẫn giải

Sở dĩ Mặt trời phát ra nguồn năng lượng khổng lồ như thế, đó là nhờ phản ứng hạt nhân nguyên tử của Mặt trời. Mặt trời vốn chứa rất nhiều nguyên tố hydro. Ở tâm Mặt trời dưới điều kiện nhiệt độ cao (15 triệu°C), áp suất cao, các hạt nhân nguyên tử hydro tác dụng lẫn nhau kết hợp với nhân nguyên tử heli nên đồng thời phóng thích ra lượng ánh sáng và lượng nhiệt vô tận như thế.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 106)

Hướng dẫn giải

a) \({}_7^{14}N + {}_0^1n \to {}_6^{14}C + {}_1^1H\)

b) \({}_{92}^{238}U \to {}_{90}^{234}Th + {}_2^4He\)

c) \({}_{12}^{25}Mg + {}_2^4He \to {}_{13}^{28}Al + {}_1^1H\)

d) \({}_{84}^{210}Po \to {}_{82}^{206}Pb + {}_2^4He\)

e) \({}_4^9Be + {}_2^4He \to {}_6^{12}C + {}_0^1n\)

f) \({}_8^{16}O + {}_0^1n \to {}_8^{17}O\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 108)

Hướng dẫn giải

\({}_1^2H + {}_1^2H \to {}_1^3H + {}_1^1p\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 107)

Hướng dẫn giải

\({}_{92}^{238}U + {}_0^1n \to {}_{54}^{140}Xe + {}_{38}^{94}Sr + 2{}_0^1n\)

Số hạt neutron được tạo ra là 2 hạt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 106)

Hướng dẫn giải

Phương trình: \({}_7^{14}N + {}_2^4\alpha  \to {}_8^{17}O + {}_1^1H\)

Trong phương trình trên, điện tích và số khối được bảo toàn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 105)

Hướng dẫn giải

Phương án tạo ra hạt nhân vàng từ hạt nhân chì: Năm 1980, các nhà khoa học đã thành công trong việc biến chì thành vàng tuy nhiên lượng vàng tạo ra là rất nhỏ. Họ sử dụng một máy gia tốc hạt với năng lượng cực lớn để bắn các chùm hạt nhân với vận tốc ánh sáng kéo 3 proton ra khỏi hạt nhân của nguyên tử chì. Khi mất đi 3 proton thì đương nhiên chì sẽ biến thành vàng.

\({}_{82}^{206}Pb \to {}_{79}^{197}Au + 3{}_1^1p + 6{}_0^1n\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 105)

Hướng dẫn giải

Việc hiểu rõ các tính chất của các phản ứng hạt nhân này là rất quan trọng để có thể kiểm soát và sử dụng hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển của nhân loại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 105)

Hướng dẫn giải

- Phản ứng hóa học: Chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Các nguyên tử nguyên tố không thay đổi

- Phản ứng hạt nhân: Có sự biến đổi hạt nhân nguyên tử làm cho nguyên tử nguyên tố này biến đổi thành nguyên tử nguyên tố khác

→ Phản ứng hóa học chỉ gây ra sự thay đổi ở lớp vỏ các nguyên tử, còn phản ứng hạt nhân có sự thay đổi trong hạt nhân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 108)

Hướng dẫn giải

- Ứng dụng quan trọng nhất của loại phản ứng này có thể được tìm thấy trong các lò phản ứng hạt nhân. Động năng của quá trình sẽ được chuyển hóa thành nhiệt năng, làm nóng các khối nhiên liệu. Năng lượng nhiệt này làm ấm dòng nước, khiến hơi nước được tạo ra và sử dụng để làm quay tua-bin máy phát điện. Nhiệt phân hạch của một gam nhiên liệu Uranium có thể so sánh với sức nóng đốt cháy hàng chục đến hàng trăm tấn than.

- Bom phân hạch, thường được gọi là bom nguyên tử, là một lò phản ứng phân hạch được thiết kế để giải phóng càng nhiều năng lượng càng tốt và nhanh nhất có thể.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)