Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Kết quả thí nghiệm:

+ Khi nhấc ống thủy tinh ra khỏi cốc nước và 1 tay bịt kín đầu trên của ống thì nước không chảy ra khỏi ống.

 

Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.

+ Vẫn giữ tay bịt kín đầu trên của ống và nghiêng ống theo các phương khác nhau, khi đó nước cũng không chảy ra khỏi ống.

Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước trong ống theo mọi phía đều như nhau và lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Trên nắp các bình nước lọc thường có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để lấy nước dễ dàng hơn.

- Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Áp suất tác dụng lên mặt hồ là áp suất khí quyển.

- Áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất khí quyển và áp suất chất lỏng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Ví dụ: Khi lặn trong biển

Thông thường, thợ lặn cảm thấy ù tai và đau khi lặn xuống sâu; nếu áp suất không được cân bằng nhanh chóng, xuất huyết tai giữa hoặc thủng màng nhĩ có thể xảy ra.

Ví dụ: khi đi thang máy lên các tầng cao của các toà nhà cao tầng sẽ thấy ù tai.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về giác mút trong thực tế: Giác mút treo tường, Giác mút giữa mặt kính và chân bàn, giác mút thanh thông bồn cầu, giác mút trong các máy xung điện,...

Hoạt động của giác mút:
Ta ấn giác mút trên một bề mặt bất kỳ, lượng không khí bên trong của giác bị đẩy ra bên ngoài. 
Mặt trong của giác bị triệt tiêu áp lực, tạo thành không gian chân không. Tuy nhiên, bên ngoài núm cao su này vẫn có một áp lực nhất định, gây ra sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài giác. Từ đó khiến cho núm hút và dính chặt hơn lên bề mặt.

Khi ta kéo núm ra, không khí tràn vào lấp đầy không gian chân không của giác, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Trong thực tế có nhiều dụng cụ hoạt động theo nguyên lí của bình xịt như:

- Các loại thuốc xịt chữa bệnh: xịt mũi, xịt họng,...v.v

Các loại bình xịt tưới nước.

- Các loại bình xịt diệt côn trùng.

......v.v

(Trả lời bởi Anh PVP)
Thảo luận (1)