Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 64)

Hướng dẫn giải

- Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn.

- Lực của ngón tay tác dụng lên mũ đinh.

- Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 65)

Hướng dẫn giải

Cùng một áp lực như nhau, diện tích bị ép càng nhỏ thì độ lún càng cao và ngược lại.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 66)

Hướng dẫn giải

\(a,p=\dfrac{F}{s}=\dfrac{350000}{1,5}=\dfrac{700000}{3}\left(Pa\right)\\ b,p=\dfrac{F}{s}=\dfrac{25000}{250:10000}=1000\left(Pa\right)\)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Tại sao khi một em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì đệm lại bị lún sâu hơn khi người lớn nằm trên nó (hình bên)?

=> Vì áp suất của đứa bé đứng lên tạo ra trên bề mặt bị ép lớn hơn áp suất của người lớn tạo ra

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 66)

Hướng dẫn giải

- Làm tăng áp suất bằng cách:

+ Tăng áp lực giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.

+ Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép.

+ Vừa tăng áp lực vừa giảm diện tích bề mặt bị ép.

- Làm giảm áp suất bằng cách:

+ Giảm áp lực giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.

+ Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bề mặt bị ép.

+ Vừa giảm áp lực vừa tăng diện tích bề mặt bị ép.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 66)

Hướng dẫn giải

1. Vót chiếc cọc nhọn để giảm diện tích tiếp súc khiến áp suất lớn dễ đóng xuống đất

2. Lấp ván gỗ trên vùng đất sụt lún để tăng diện tích tiếp súc khiến áp suất nhỏ thì xe sẽ ít bị lún xuống

(Trả lời bởi Nhật Văn)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Ví dụ cách làm tăng áp suất

- Trong thực tế, để tăng áp suất của đinh khi đóng vào một vật nào đó người ta làm cho đầu đinh nhọn (giảm diện tích bị ép)

- Vót nhọn cọc tre trước khi cắm xuống đất để tăng áp suất.

- Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn -> giảm diện tích bị ép nên áp suất tăng.

Ví dụ cách làm giảm áp suất

- Kê thêm vật vào dưới chân bàn, chân tủ để giảm áp suất.

- Kéo bánh xe đi trên mặt đất mềm không bị lún là tăng diện tích mặt bị ép.

- Xe tăng dùng xích có bản rộng để giảm áp suất

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)