Bài 14: Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Thực hành (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 65)

Hướng dẫn giải

Nội dung 1:

* Vai trò đối với phát triển các ngành kinh tế khác:

- Cung cấp nguyên liệu:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho các ngành chế biến.

+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày.

+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp năng lượng như sinh khối, biofuel.

- Thị trường tiêu thụ:

+ Thị trường tiêu thụ lớn cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông nghiệp.

+ Thị trường tiêu thụ cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

- Góp phần thúc đẩy xuất khẩu:

+ Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp tỷ trọng lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

+ Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp.

* Vai trò đối với xã hội:

- An ninh lương thực: 

+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân.

+ Góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

- Giải quyết việc làm:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất cho người lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

+ Góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp, an sinh xã hội.

- Bảo vệ môi trường:

+ Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

+ Nông nghiệp và thủy sản cần phát triển theo hướng bền vững để bảo vệ môi trường.

* Vai trò đối với việc xây dựng nông thôn mới:

- Nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn:

+ Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả.

+ Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thị trường.

- Phát triển kết cấu hạ tầng:

+ Xây dựng đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện lưới, trường học, trạm y tế.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn.

- Bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch nông nghiệp:

+ Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam.

+ Phát triển du lịch nông nghiệp, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân.

 

Nội dung 2:

Xử lí số liệu: 

Tỉ trọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản nước ta năm 2010 và năm 2021

Ngành

Năm

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản

2010

77%

3%

20%

2021

71%

3%

26%

Nhận xét:

- Về cơ cấu:

+ Nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (71%), lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (3%), thủy sản chiếm 26%.

+ Tuy chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 6%, từ 77% (2010) còn 71% (2021).

+ Tỉ trọng ngành lâm nghiệp không có sự thay đổi.

+ Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng 6%; từ 20% (2010) lên 26% (2021).

- Về quy mô: Năm 2021 có quy mô cao gấp 2,43% so với năm 2021.

Giải thích:

- Do nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng do dân số tăng và đời sống người dân cải thiện. Nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản phục vụ cho xuất khẩu cũng tăng cao.

- Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản như: đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, tín dụng, khuyến khích xuất khẩu.

- Khoa học kỹ thuật được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)