Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Trình bày những nét cơ bản về tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh:
1. Tiểu sử:- Tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung
- Ngày sinh: 19/5/1890
- Quê quán: Làng Kim Liên, Nghệ An
- Gia đình:
+ Cha: Nguyễn Sinh Sắc
+ Mẹ: Hoàng Thị Loan
+ Vợ: không có
+ Con: không có
2. Tiến trình hoạt động cách mạng:
- Giai đoạn 1911 - 1930:+ Ra đi tìm đường cứu nước (1911).
+ Tham gia các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
+ Tìm hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin.
+ Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
- Giai đoạn 1930 - 1945:+ Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
+ Lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ.
Thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (1941).
+ Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám (1945) thành công.
- Giai đoạn 1945 - 1969:+ Lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975) thắng lợi.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
+ Góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Lập bảng tóm tắt những giai đoạn hoạt động của Hồ Chí Minh theo gợi ý bên vào vở:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi datcoder)
Giai đoạn
Hoạt động
1911- 1941
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 ở Nam Đàn, Nghệ An.
- Tháng 2- 1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn.
- Ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động.
- Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
- Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
- Từ năm 1921 đến tháng 6- 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp: tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, ...
- Tháng 6- 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến Liên Xô, tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế,...
- Từ tháng 11- 1924 đến giữa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc với Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên (1925),...
– Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,...
- Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Trung Quốc), soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô.
- Năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô trở lại Trung Quốc và hoạt động cách mạng ở đây.
- Ngày 28- 1- 1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
1941- 1945
- Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).
- Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng.
- Tháng 8- 1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dẫn Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
1945- 1969
- Từ tháng 9- 1945 đến tháng 12- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.
- Từ tháng 12- 1946 đến tháng 7- 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02 – 1951).
- Từ tháng 7- 1954 đến tháng 9- 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9- 1960), lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ và đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Ngày 2- 9- 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Thủ đô Hà Nội.
Sưu tầm câu chuyện kể về Bác Hồ học ngoại ngữ trong hành trình hoạt động cách mạng, sau đó giới thiệu với thầy, cô và các bạn cùng lớp.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong hành trình hoạt động cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải vượt qua nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những thách thức đó là việc học ngoại ngữ, một kỹ năng quan trọng để kết nối với các cộng sự quốc tế và tìm kiếm hỗ trợ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
Sau mỗi ngày làm việc, Bác lại tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết. Điều đó giúp Bác vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa là tự trau dồi kiến thức. Bác thường tìm đọc những tác phẩm của Tônxtôi để học tập cách viết, cách lập luận. Sau đó Người tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí.
Mặc dù điều kiện đào tạo và thời gian hạn chế, nhưng Bác Hồ đã không ngừng nỗ lực học hỏi và phát triển kỹ năng ngoại ngữ của mình. Người đã thể hiện sự sâu sắc trong việc hiểu và giao tiếp bằng các ngôn ngữ nước ngoài, điều này giúp Người mở rộng mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam và thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
Bác Hồ đã chứng minh rằng, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, việc học ngoại ngữ không chỉ là một kỹ năng hữu ích mà còn là một công cụ mạnh mẽ để tạo ra những kết nối, giao tiếp và tìm kiếm hỗ trợ quốc tế trong việc xây dựng cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.
(Trả lời bởi datcoder)