Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1975 đến nay

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ năm 1975 đến nay:
(*) Mở rộng quan hệ ngoại giao:

- Mục tiêu:
+ Nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Kết quả:  Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC,...
(*) Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế:

- Mục tiêu:
+ Góp phần giải quyết các vấn đề chung của khu vực và thế giới.
+ Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Kết quả:
+ Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu trợ nhân đạo, phòng chống dịch bệnh,...
+ Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến cho các vấn đề chung của khu vực và thế giới.
(*) Bảo vệ chủ quyền biển đảo:

- Mục tiêu:
+ Bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
+ Giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Kết quả:
+ Việt Nam đã kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo, khẳng định lập trường nhất quán của mình.
+ Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc tế trên biển, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.
(*) Phát triển hợp tác kinh tế quốc tế:

- Mục tiêu:
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Kết quả:
+ Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.
+ Việt Nam đã tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế quốc tế.
(*) Đối ngoại văn hóa:

- Mục tiêu:
+ Giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.
+ Giao lưu văn hóa với các nước, tăng cường tình hữu nghị quốc tế.
- Kết quả:
+ Văn hóa Việt Nam ngày càng được biết đến và yêu thích trên thế giới.
+ Việt Nam đã tổ chức và tham gia nhiều sự kiện văn hóa quốc tế quan trọng.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 84)

Hướng dẫn giải

Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, Việt Nam tích cực thiết lập, mở rộng quan hệ quan hệ và hợp tác với nhiều nước trên thế giới.

+ Hợp tác toàn điện với các nước xã hội chủ nghĩa: Việt Nam phối hợp với các nước xã hội chủ nghĩa trên diễn đàn quốc tế và đẩy mạnh hợp tác toàn diện, nhất là lĩnh vực kinh tế.

+ Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á: Việt Nam phát triển quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác với Lào, Cam-pu-chia; sẵn sàng thiết lập quan hệ hợp tác, cùng tồn tại hoà bình và phát triển với các nước khác ở Đông Nam Á.

+ Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác: Việt Nam tích cực thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Trong những năm tiến hành công cuộc Đổi mới, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế:

+ Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng: hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là giải quyết vấn để Cam-pu-chia.

+ Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, trở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác: quan hệ giữa Việt Nam với phần lớn các nước trên thế giới đã từng bước được cải thiện và mở rộng.

+ Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới: Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN, WTO,...),...

+ Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyến lãnh thổ,
lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc: Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết các thoả thuận, các hiệp định về phân định biên giới trên bộ, trên biển.

+ Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lu văn hoá và hỗ trợ nhân đạo: Việt Nam cam kết tham gia giải quyết các vấn để toàn cầu, thúc đẩy gắn kết cộng đồng thông qua giao lưu văn hoá.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Hoạt động đối ngoại chủ yếu

Những nét chính

Với các nước xã hội chủ nghĩa

Hợp tác toàn điện với các nước xã hội chủ nghĩa: Việt Nam phối hợp với các nước xã hội chủ nghĩa trên diễn đàn quốc tế và đẩy mạnh hợp tác toàn diện, nhất là lĩnh vực kinh tế.

Với các nước Đông Nam Á

Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á: Việt Nam phát triển quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác với Lào, Cam-pu-chia; sẵn sàng thiết lập quan hệ hợp tác, cùng tồn tại hoà bình và phát triển với các nước khác ở Đông Nam Á.

Với các tổ chức quốc tế và các nước khác

Việt Nam tích cực thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Trong giai đoạn từ năm 1985 đến nay, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao vị thế và uy tín quốc gia. Dưới đây là một số dẫn chứng:

Đối thoại và hòa giải quốc tế: Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và ASEAN, thúc đẩy đối thoại và hòa giải, góp phần vào sự ổn định khu vực.

 - Ký kết các hiệp định thương mại quốc tế: Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại quốc tế, như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tăng cường kết nối kinh tế và thương mại quốc tế.

 - Hợp tác phát triển với cộng đồng quốc tế: Việt Nam thường xuyên tham gia các dự án hợp tác phát triển với tổ chức quốc tế và các đối tác quốc tế, thể hiện cam kết đóng góp vào sự phát triển toàn cầu.

 - Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC):

Việt Nam đã được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) trong nhiệm kỳ 2020-2021, là bước tiến quan trọng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.

 - Đối thoại và hợp tác khu vực: Thành công trong việc đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (RCEP), thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam trong cộng đồng khu vực.

 - Phản đối hàng loạt các hành động xâm lược: Việt Nam liên tục phản đối các hành động xâm lược, gìn giữ chủ quyền và đặt mối quan hệ với cộng đồng quốc tế lên hàng đầu.

  (Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam mà em ấn tượng nhất là việc tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (RCEP). Đây là một bước quan trọng, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế vùng lớn và định hình lại quan hệ kinh tế quốc tế.

Việt Nam, cùng với các nước thành viên khác, đã xây dựng cơ sở hạ tầng cho một thị trường kinh tế lớn, góp phần vào sự kết nối vùng lớn và thúc đẩy thương mại tự do. RCEP không chỉ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn là bước đi quan trọng trong việc hội nhập quốc tế và tối ưu hóa lợi ích từ các mối quan hệ đối tác.

Việc tham gia RCEP không chỉ là một thành công trong chính sách đối ngoại của Việt Nam mà còn là minh chứng cho sự linh hoạt, sáng tạo, và tầm quan trọng của quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Điều này làm tăng cường uy tín của Việt Nam và đồng thời mang lại những cơ hội lớn cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 87)

Hướng dẫn giải

- Nhà trường thường xuyên tổ chức các chương trình trao đổi học sinh với các trường học ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
- Học sinh quốc tế sẽ học tập và sinh hoạt tại nhà trường trong một khoảng thời gian nhất định.
- Học sinh Việt Nam cũng có cơ hội đi du học theo chương trình trao đổi.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)