Bài 13. Sử dụng năng lượng

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Những lí do có thể làm tăng chi phí thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu thô từ mỏ Bạch Hổ so với những mỏ nằm trong đất liền:

- Mỗi một lô thăm dò dầu khí của Việt Nam vào khoảng hơn chục ngàn km vuông. Riêng chuyện chạy tàu để thu nổ địa chấn hết một lô cũng mất vài năm trời. Sau đó các chuyên gia minh giải địa chấn vào cuộc, đọc hàng tấn tài liệu, thu thập vào máy tính lựa chọn ra những cấu tạo có khả năng là mỏ dầu. Tiếp đến là các chuyên gia thăm dò sẽ vào cuộc cùng các chuyên gia địa chất lựa chọn để khoan những mũi khoan tìm vỉa. Tính giá trung bình mỗi mũi khoan thăm dò vào khoảng 20 triệu USD. Bởi vậy chỉ cần vài ba mũi khoan “trượt” thì chuyện cả trăm triệu USD sẽ “đổ sông đổ biển” theo đúng nghĩa đen.

- Việc tìm ra mỏ dầu trên biển khơi mênh mông đã khó nhưng còn nan giải hơn nữa khi đã tìm ra mỏ dầu khí rồi nhưng đến giai đoạn tiếp theo là dự đoán trữ lượng thì rất nhiều nhà đầu tư đã bỏ giấc mơ kiếm vàng đen tại Việt Nam khi hầu hết các mỏ dầu khí tại Việt Nam đều “bị” xác định là mỏ có trữ lượng nhỏ, không có khả năng thu lợi cho nhà đầu tư.

- Vận hành khai thác mỏ, lắng đọng muối ở các giếng khai thác đồng thời trên mỏ Thỏ Trắng đang diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng khai thác của các giếng, làm cho lưu lượng các giếng suy giảm rất nhanh. Nguyên nhân ban đầu có thể do sự hòa trộn của các nguồn nước với thành phần khác nhau đến từ các đối tượng khai thác khác nhau (mioxen dưới, oligoxen trên), ở những điều kiện áp suất, nhiệt độ cụ thể, gây nên hiện tượng muối lắng đọng ở phần dưới của cần ống khai thác (muối canxi cacbonat).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch hiện nay có thể gây ô nhiễm môi trường:

- Khai thác nhiên liệu hóa thạch gây hủy hoại toàn bộ thảm thực vật, xói mòn đất, mất nơi cư trú của nhiều sinh vật; nước thải quặng mỏ trong quá trình khai thác và xử lí nguyên liệu khai thác gây ô nhiễm đất và nước xung quanh; sự cố rò rỉ dầu gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; rò rỉ khí thiên nhiên trong quá trình khai thác góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.

- Quá trình tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch phát thải lượng lớn khí thải độc hại như cacbon dioxit (CO2), sunfua dioxit (SO2), … phát thải các kim loại nặng, bụi mịn gây bệnh tim mạch, hô hấp cho con người và góp phần làm nóng lên toàn cầu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Năng lượng hóa thạch được hình thành từ xác sinh vật bị vùi lấp trong các điều kiện địa chất đặc biệt, mà sinh vật hấp thụ năng lượng mặt trời chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong cơ thể để sống, vận động.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Một số khí thải độc hại được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch:

- CO2 (Carbon Dioxide - Khí carbonic)

- CO (Carbon Monoxide - Khí carbon monoxide)

- NOx (Oxides of Nitrogen - Oxít Nitơ)

- SO(Sulfur Dioxide - Lưu huỳnh dioxit)

- Hạt bụi (Particulate Matter)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 68)

Hướng dẫn giải

- Các phương tiện giao thông chạy bằng xăng/dầu diesel, khi các phương tiện hoạt động xăng/dầu được đốt cháy để tạo ra năng lượng cần thiết cho xe di chuyển.

- Các nhà máy nhiệt điện hoạt động bằng cách đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (than đá, …) để tạo ra điện năng cho con người phục vụ đời sống, con người.

- Trong quá trình sinh hoạt của người dân sử dụng gas, than, … để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống: nấu thức ăn, bếp sưởi, ….

Hậu quả: Quá trình đốt cháy nhiên liệu này tạo ra các khí thải độc hại như CO2 (carbon dioxide), CO (carbon monoxide), NOx (oxides of nitrogen), và các hạt bụi.

Các khí thải này khi xâm nhập vào không khí gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu (hiệu ứng nhà kính) và ô nhiễm không khí, đặc biệt là trong các thành phố lớn, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, môi trường sống và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm mục I (SGK Cánh Diều - Trang 67)

Hướng dẫn giải

a. Năng lượng mặt trời truyền tới Trái Đất được bầu khí quyển hấp thụ là 47%

b. Năng lượng mặt trời truyền tới Trái Đất được thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp là 0,02%

c. Năng lượng trên Trái Đất không có nguồn gốc từ Mặt Trời là năng lượng địa nhiệt.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Năng lượng mặt trời khi chiếu sáng lên bề mặt của sông, hồ, biển, hoặc đại dương, chủ yếu chuyển đổi thành năng lượng nhiệt (nhiệt năng) làm cho nước ấm lên và dần dần bốc hơi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 65)

Hướng dẫn giải

Phần lớn năng lượng trên Trái Đất đến từ Mặt Trời như năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối, ….

Ngoài ra, Trái Đất còn có năng lượng riêng của nó như năng lượng địa nhiệt, ……

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 67)

Hướng dẫn giải

Thức ăn em sử dụng hằng ngày là thực vật và động vật mà chúng nhận năng lượng mặt trời để chuyển hóa thành năng lượng hóa học để phát triển, sống, vận động nên năng lượng dự trữ trong thức ăn đó có nguồn gốc từ Mặt Trời.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh Diều - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Một số hoạt động trong đời sống hằng ngày mà em có sử dụng năng lượng hoá thạch: nấu ăn bằng bếp gas, di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô (bố mẹ đèo đi học, đi chơi), ….

Hoạt động

Ưu điểm

Nhược điểm

Nấu ăn bằng bếp gas

Dễ mua bếp, dễ sử dụng, giá thành rẻ, mất điện vẫn nấu ăn được.

Dễ cháy nổ, sinh ra chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô (bố mẹ đèo đi học, đi chơi)

Phương tiện hiện đại, hình thức đẹp.

Chi phí nhiên liệu đắt hơn xe điện, sinh ra chất thải gây ô nhiễm môi trường.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)