Bài 13. Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 63-65)

Hướng dẫn giải

Quan sát hình vẽ ta thấy:

- Các cạnh tương ứng bằng nhau.

- Các góc tương ứng bằng nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 63-65)

Hướng dẫn giải

Ta có: Các cặp góc tương ứng là: \(\widehat E = \widehat H;\widehat D = \widehat G;\widehat F = \widehat K\)

Các cặp cạnh tương ứng là:\(ED=HG;EF=HK;DF=GK\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 63-65)

Hướng dẫn giải

Vì \(\Delta ABC = \Delta DEF\) nên BC = EF ( 2 cạnh tương ứng); \(\widehat A = \widehat {EDF}\) ( 2 góc tương ứng)

Mà BC = 4 cm nên EF = 4 cm

Trong tam giác ABC có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) ( định lí tổng ba góc trong một tam giác)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat A + 40^\circ  + 60^\circ  = 180^\circ \\ \Rightarrow \widehat A = 180^\circ  - 40^\circ  - 60^\circ  = 80^\circ \end{array}\)

Mà \(\widehat A = \widehat {EDF}\) nên \(\widehat {EDF} = 80^\circ \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 65-67)

Hoạt động 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 65-67)

Hướng dẫn giải

Các góc tương ứng của hai tam giác A B C và \({A^\prime }{B^\prime }{C^\prime }\) có bằng nhau.

Hai tam giác A B C và \({A^\prime }{B^\prime }{C^\prime }\) có bằng nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 65-67)

Hướng dẫn giải

Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta MNP\) có:

\(\begin{array}{l}AB = MN\\BC = NP\\AC = MP\end{array}\)

Vậy\(\Delta ABC\) =\(\Delta MNP\)(c.c.c)

Xét \(\Delta DEF\) và \(\Delta GHK\) có:

\(\begin{array}{l}DE = GH\\EF = HK\\DF = GK\end{array}\)

Vậy\(\Delta DEF\)=\(\Delta GHK\) (c.c.c)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 65-67)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác \(\Delta ABC\) và \(\Delta ADC\) có:

\(\begin{array}{l}AB = AD(gt)\\BC = DC(gt)\\AC\,\,\,chung\end{array}\)

Suy ra \(\Delta ABC = \Delta ADC\)(c.c.c)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 65-67)

Hướng dẫn giải

Xét \(\Delta OBM\) và \(\Delta OAM\) có:

\(OA = OB( = R)\)

OM chung

AM=BM (do hai đường tròn tâm A và B có bán kính bằng nhau)

\( \Rightarrow \)\(\Delta OBM\) = \(\Delta OAM\)(c.c.c)

\( \Rightarrow \) \(\widehat {MOB} = \widehat {MOA}\) (hai góc tương ứng)

Mà tia OM nằm trong góc xOy

Vậy OM là tia phân giác của góc xOy.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67)

Hướng dẫn giải

Xét \(\Delta ACB\) và \(\Delta EDF\) có:

\(\begin{array}{l}AC = ED\\AB = EF\\CB = DF\end{array}\)

\(\Rightarrow \Delta ACB = \Delta EDF\)(c.c.c)

Xét  \(\Delta CAB\) và \(\Delta DEF\) có:

\(\begin{array}{l}CA = DE\\AB = EF\\CB = DF\end{array}\)

\(\Rightarrow \Delta CAB = \Delta DEF\)(c.c.c)

Vậy khẳng định (2) và (4) đúng.

Chú ý: Khi \(\Delta ABC = \Delta DEF\), ta cũng có thể viết \(\Delta BAC = \Delta EDF\) hay \(\Delta CBA = \Delta FED\);....

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4.5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67)

Hướng dẫn giải

+)Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta CDA\) có:

AB=CD (=6 ô vuông)

AC chung

BC=AD (=4 ô vuông)

\(\Rightarrow \Delta ABC\)=\(\Delta CDA\)(c.c.c)

+)Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta CDB\) có:

AB=CD (=6 ô vuông)

DB chung

AD=CB (=4 ô vuông)

\(\Rightarrow \Delta ABD\)=\(\Delta CDB\)(c.c.c)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)