Bài 13. Đời sống vật chất tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Câu hỏi (SGK - Trang 125)

Hướng dẫn giải

- Dựa vào Tư liệu 1 (tr124), các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm: dân tộc đa số (dân tộc Kinh) và dân tộc thiểu số.

- Căn cứ vào dân số của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ để chia các dân tộc thành nhóm khác nhau

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 125)

Hướng dẫn giải

Khai thác thông tin trong Tư liệu 2 (tr.124), hãy kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm đó.

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 125)

Hướng dẫn giải
Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,... Mỗi ngữ hệ có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.Dựa vào đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ: ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,... (Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 127)

Hướng dẫn giải
Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.Hoạt động canh tác lúc nước gắn liền với việc trị thủy, xây dựng hệ thống thủy lợi như: đắp đê, tạo kênh, mương dẫn vào ruộng. (Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành năm ngữ hệ, tám nhóm ngôn ngữ, trong đó:

+ Ngữ hệ Nam Á, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme.

+ Ngữ hệ Thái – Kađai, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và nhóm ngôn ngữ Kađai.

+ Ngữ hệ Mông – Dao gồm nhóm ngôn ngữ Mông – Dao

+ Ngữ hệ Nam đảo, gồm nhóm ngôn ngữ: Malayô – Pôlinêdi.

+ Ngữ hệ Hán – Tạng, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Hán và nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.

- Em là người dân tộc Kinh, dân tộc của em thuộc ngữ hệ Nam Á, thuộc nhóm Việt – Mường (lưu ý: học sinh căn cứ vào thực tiễn bản thân và hình 2 trong SGK trang 125 để trả lời).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 127)

Câu hỏi (SGK - Trang 127)

Hướng dẫn giải

- Một số ngành nghề thủ công của người Kinh: nghề gốm, nghề dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,... 

- Một số ngành nghề thủ công của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: nghề dệt, nghề làm gốm; nghề mộc, nghề làm đồ trang sức bằng bạc…

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Ví dụ nghề làm gốm Bát Tràng, nghề lụa Vạn Phúc…

Các nghề thủ công truyền thống không chỉ có vai trò giúp nâng cao kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương mà còn góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 131)

Hướng dẫn giải

Người Kinh

Người dân tộc thiểu số

+Bữa ăn: cơm, rau, cá, bổ sung thịt gia súc, gia cầm;.

+Trang phục: áo, quần (hoặc váy) kết hợp mũ, khăn, giày, dép, trang sức bằng vàng, bạc.

+Nơi ở: ở nhà trệt, xây bằng gạch đắp đất; ngày nay đa số ở nhà tầng.

+Bữa ăn: cơm, rau, cá

+Trang phục: may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh... sử dụng trang sức bằng kim loại và trang sức từ động thực vật.

+Nơi ở: Chủ yếu làm nhà sàn bằng tre, gỗ, nứa... một số ở nhà đất.

Lưu ý: Tùy vào từng miền và từng dân tộc sẽ có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau.

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 131)

Hướng dẫn giải

Sự thay đổi về văn hóa ăn, mặc, ở: Văn hóa ăn, ở, mặc của các dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiện đại, ngày càng đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và thẩm mỹ của con người hơn.

- Trang phục của các dân tộc ngày càng hiện đại, giúp bảo vệ con người khỏi những biến đổi về thời tiết…Ví dụ: Trang phục của học sinh đồng bào H-mông nặng, dày, bất tiện cho các hoạt độg thể chất, vì vậy mà được thay thế bằng đồng phục sơ mi quần âu cho tiện lợi.

(Trả lời bởi Đinh Quỳnh)
Thảo luận (1)