Bài 12. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

Hình 12.1a: Đất sét
Hình 12.1b: Đổ bê tông
Hình 12.1c: Kè đá

(Trả lời bởi Sahara)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

Quan sát Hình 12.2, ta thấy quy trình chăn nuôi cá nước ngọt gồm có 4 bước:

- Chuẩn bị ao nuôi

- Thả cá giống

- Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả

   + Quản lí thức ăn

   + Quản lí chất lượng ao nuôi

   + Quản lí sức khỏe cá

- Thu hoạch

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

Hình a - Vét bùn, đắp bờ

Hình b - Tát nước

Hình c - Thả cá

Hình d - Sục nước

Hình e - Cho cá ăn

Hình g - Thu hoạch cá

 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.1 (SGK Cánh Diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải

Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc: Làm cạn nước trong ao. Làm vệ sinh xung quanh ao, lắp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn. Vét bớt bùn đáy, san phẳng đáy ao. Bón vôi để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh. Phơi đáy ao khoảng 2 -3 ngày. Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 - 50 cm, Lấy đủ nước vào ao trước khi thả cá giống

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2.1 (SGK Cánh Diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải

Hình a - Phơi đáy ao

Hình b - Làm vệ sinh xung quanh ao

Hình c - Vét bùn đáy, sản phẳng đáy ao

Hình d - Bón vôi cải tạo đáy ao, diệt mầm bệnh 

 

 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.2 (SGK Cánh Diều - Trang 63)

Hướng dẫn giải

Cá sống trong một ao sẽ tận dụng được nguồn thức ăn (kể cả thức ăn sẵn có trong nước và thức ăn tự chế) ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng chung sống, phát triển giữa các loài cá”. Hình thức này cũng giúp tận dụng triệt để không gian sống, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 2.2 (SGK Cánh Diều - Trang 63)

Hướng dẫn giải

- Vì chúng ở các tầng nước khác nhau.

- Với những loài cá ở cùng tầng nước nó có thức ăn khác nhau.

=> Không cạnh tranh về thức ăn, chúng vẫn sống và phát triển bình thường. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.2 (SGK Cánh Diều - Trang 63)

Hướng dẫn giải

Khi thả các loài cá cần chú ý đến mùa vụ thả, mật độ thả, nguyên tắc ghép các loài cá, yêu cầu chất lượng, cách thả 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.3 (SGK Cánh Diều - Trang 63)

Hướng dẫn giải

Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả bao gồm những công việc: Quản lí thức ăn cho cá (Loại thức ăn; lượng thức ăn; cách cho ăn;...) ; Quản lí chất lượng nước ao nuôi; Quản lí sức khỏe cá;...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 2.3 (SGK Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Ví dụ thức ăn của một loại cá nước ngọt: Cá chép là loại động vật ăn tạp thức ăn của chúng thường là những sinh vật dưới nước hoặc côn trùng, đặc biệt người đi câu thường dùng ốc - là loại chúng ưa thích để làm mồi.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)