Nêu vai trò của nam châm vĩnh cửu trong đàn guitar điện.
Nêu vai trò của nam châm vĩnh cửu trong đàn guitar điện.
Một khung dây dẫn kín có diện tích 20 cm2, quay đều trong từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,02 T. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra trong vòng dây khi góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng khung dây thay đổi từ 30° đến 60° trong khoảng thời gian 0,1 giây.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐộ lớn suất điện động cảm ứng: \(\left|e_c\right|=\left|\dfrac{\Delta\Phi}{\Delta t}\right|=\left|\dfrac{\Phi_2-\Phi_1}{\Delta_t}\right|=\left|\dfrac{BS\left(\cos\alpha_2-\cos\alpha_1\right)}{\Delta_t}\right|=\left|\dfrac{0,02.20.10^{-4}.\left(\cos60^o-\cos30^o\right)}{0,1}\right|=1,46.10^{-4}V\)
(Trả lời bởi datcoder)
Trong bước 2 và 3 của thí nghiệm, từ thông qua khung dây biến thiên như thế nào trong quá trình đưa nam châm lại gần hay ra khung dây?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi đưa nam châm lại gần thì từ thông qua khung dây tăng lên và ngược lại khi đưa nam châm ra xa thì từ thông qua khung dây giảm xuống.
(Trả lời bởi datcoder)
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ như thí nghiệm ở Hình 12.5, có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng nào sang điện năng?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong hiện tượng cảm ứng điện từ như thí nghiệm ở Hình 12.5, có sự chuyển hóa từ cơ năng sang điện năng.
(Trả lời bởi datcoder)
Hãy để xuất các phương án khác để làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác cách khác làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây:
- Đưa khung dây lại gần hoặc ra xa nam châm
- Treo nam châm vào một sợi dây, sau đó quay nam châm để nam châm lại gần khung dây và quanh nam châm trục của sợi dây.
(Trả lời bởi datcoder)
Hãy dự đoán khoảng thời gian xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ trong khung dây khi thực hiện thí nghiệm ở bước 2 và 3.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhoảng thời gian xuất hiện cảm ứng điện từ trong khung dây khi thực hiện thí nghiệm ở bước 2 và 3 là lúc nam châm đang được đưa ra xa hoặc đưa lại gần khung dây.
(Trả lời bởi datcoder)
Hãy nêu sự phụ thuộc của từ thông vào góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) và \(\overrightarrow{n}\).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBiểu thức từ thông: Φ = BScosα
(Trả lời bởi datcoder)
Hiện nay, để giảm bớt lượng khí thải độc hại ra môi trường cũng như giảm các nguy hiểm từ việc rò rỉ khí gas, người ta có thể sử dụng bếp từ trong nấu ăn (Hình 12.1). Vậy bếp từ hoạt động theo nguyên tắc nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBếp từ hoạt động dựa vào nguyên tắc của hiện tượng cảm ứng điện từ.
(Trả lời bởi datcoder)
Từ biểu thức (12.1) và kiến thức đã học, hãy biểu diễn đơn vị của từ thông qua các đơn vị cơ bản trong hệ SI.
\(\Phi=BS\cos\alpha\) (12.1)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong hệ SI, từ thông có đơn vị là weber (Wb), với 1 Wb = 1 T.m2.
(Trả lời bởi datcoder)
Trong thí nghiệm ở Hình 12.3:
a) Nêu ta giữ nguyên vị trí của nam châm và cho khung dây chuyển động lại gần hay ra xa nam châm thì chiều dòng điện cảm ứng qua khung dây có thay đổi không? Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng và so sánh kết quả với thí nghiệm khi dịch chuyển nam châm lại gần hay ra xa khung dây.
b) Nếu ta cho nam châm và khung dây chuyển động với cùng vận tốc thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Nếu ta giữ nguyên vị trí của nam châm và cho khung dây chuyển động lại gần hay ra xa nam châm thì chiếu dòng điện cảm ứng qua khung dây có thay đổi.
Học sinh tự thực hiện thí nghiệm kiểm tra.
b) Nếu ta cho nam châm và khung dây chuyển động với cùng vận tốc thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì số từ thông qua khung dây không thay đổi nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
(Trả lời bởi datcoder)