Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Câu hỏi mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Khi tay của chúng ta ngâm trong nước quá lâu, lớp dầu trên da sẽ bắt đầu bị mất đi, nước bắt đầu xâm nhập khiến thể tích tế bào da sẽ tăng lên gấp 2 – 3 lần bình thường dẫn đến bề mặt da căng phồng, tạo thành nếp nhăn.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Trao đổi chất ở tế bào gồm 2 quá trình: chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất. Trong đó, quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm có đồng hóa và dị hóa

(Trả lời bởi Time line)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 56)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ về quá trình đồng hóa: Quá trình quang hợp, quá trình tổng hợp các enzyme,…

- Ví dụ về quá trình dị hóa: Quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong tiêu hóa, quá trình hô hấp tế bào. 

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa của quá trình trao đổi chất đối với tế bào: Nhờ có quá trình trao đổi chất, tế bào có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng để cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời, đào thải các chất gây hại cho tế bào.

(Trả lời bởi Time line)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp (theo chiều gradient nồng độ) mà không cần tiêu tốn năng lượng.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Qua lớp phospholipid

Qua kênh protein

CO2

H2O

O2

NaCl

vitamin A

glucose

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 57)

Hướng dẫn giải

a) Tốc độ vận chuyển theo con đường khuếch tán nhờ kênh protein nhanh hơn khuếch tán trực tiếp: Khi khuếch tán trực tiếp, tốc độ khuếch tán sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ chất tan nhưng diễn ra chậm vì vẫn bị sự cản trở của màng. Khi khuếch tán nhờ kênh protein thì protein tạo thành con đường vận chuyển riêng cho các chất đi qua nên tốc độ nhanh hơn rất nhiều.

b) Tốc độ vận chuyển các chất qua kênh protein tăng đến một giá trị nhất định rồi sau đó giữ ở mức ổn định là do khi đó toàn bộ kênh protein đều đã tham gia vận chuyển các chất (các kênh protein đã đạt đến trạng thái bão hòa).

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài tế bào nhỏ hơn bên trong tế bào và các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào.

Chiều vận chuyển chất tan: Từ trong tế bào ra ngoài tế bào.

- Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài tế bào bằng nổng độ chất tan trong tế bào và các phân tử nước di chuyển ở trang thái cân bằng.

Chiều vận chuyển chất tan: Chất tan từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài với nồng độ bằng nhau.

- Môi trường ưu trương là môi trường có nổng độ chất tan bên ngoài tế bào lớn hơn và các phân tử nước thẩm thấu ra ngoài tế bào.

Chiều vận chuyển chất tan: Từ ngoài tế bào vào trong tế bào.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 58)

Hướng dẫn giải

a) Tế bào sẽ bị căng lại nên kích thước tế bào tăng. Vì môi trường của dung dịch là môi trường nhược trương nên các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào làm tế bào căng ra.

b) Vì nồng độ saccharose và glucose bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế bào nên hai chất này sẽ có chiều vận chuyển từ trong ra ngoài tế bào, còn nồng độ fructose ở bên ngoài tế bào lớn hơn bên trong tế bào.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Khi muối dưa, ta có môi trường ưu trương, nồng độ chất tan ( Muối) ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào. Vì vậy nước từ dưa, cà sẽ thẩm thấu ra môi trường làm dưa, cà bị nhăn nheo. Muối được thẩm thấu từ môi trường vào dưa, cà làm dưa, cà có vị mặn.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)