Bài 11. Điện trở. Định luật Ohm

Câu hỏi 1 mục III.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Điện trở của dây dẫn thứ nhất là: \(R_1=\rho_1.\dfrac{l_1}{S_1}\) (1)

Điện trở của dây dẫn thứ hai là: \(R_2=\rho_2.\dfrac{l_2}{S_2}\) (2)

Mà ρ1 = ρ2\(l_1=\dfrac{l_2}{2};S_1=2S_2\).

Lấy \(\dfrac{\left(1\right)}{\left(2\right)}\Leftrightarrow\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1}{S_1}.\dfrac{S_2}{l_2}=\dfrac{1}{4}\Rightarrow R_2=4R_1\)

Điện trở của dây dẫn thứ hai lớn gấp 4 lần điện trở của dây dẫn thứ nhất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục III.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Điện trở của dây dẫn là:

\(R=\rho.\dfrac{l}{S}=1,7.10^{-8}.\dfrac{150}{2.10^{-6}}=1,275\Omega\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động mục II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 55)

Hướng dẫn giải

1.

2. Nhận xét đồ thị:

- Đồ thị là đường thẳng.

- Đi qua gốc tọa độ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục III.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{U_2}{I_1}\Rightarrow U_2=\dfrac{U_1.I_2}{I_1}=\dfrac{2.0,8}{0,4}=4V\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Bảng 11.2:

Lần đo

U (V)

I (A)

\(\dfrac{U}{I}\)

1

0

0,0

0

2

3

0,5

6

3

6

1

6

4

9

1,5

6

5

12

2

6

Nhận xét: Thương số \(\dfrac{U}{I}\)  không đổi đối với mỗi đoạn dây dẫn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động mục II.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 54)

Hướng dẫn giải

1. Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn thì cường độ dòng điện cũng thay đổi theo.

2. Cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

3. Dựa vào tỉ lệ: \(\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{U_2}{I_2}=\dfrac{U_3}{I_3}=\dfrac{U_4}{I_4}\) ta tìm được các giá trị cường độ dòng điện tương ứng với hiệu điện thế.

Ta có:

Bảng 11.2:

Lần đo

U (V)

I (A)

1

0

0,0

2

3

0,5

3

6

1

4

9

1,5

5

12

2

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động mục I (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 53)

Hướng dẫn giải

- Giả sử R1 < R2 < R3, ta có:

Vật dẫn

Mô tả độ sáng của bóng đèn

Điện trở R1

Mạnh

Điện trở R2

Bình thường

Điện trở R3

Yếu

- Ta thấy: Bóng đèn ở TH1 sáng hơn bóng đèn ở TH2, bóng đèn ở TH2 sáng hơn bóng đèn ở TH3. Điện trở càng lớn thì độ sáng của bóng đèn càng yếu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 53)

Hướng dẫn giải

- Nếu lần lượt thay điện trở trong sơ đồ mạch điện ở hình bên bằng các điện trở khác nhau thì số chỉ của ampe kế có thay đổi vì điện trở khác nhau có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau.

- Nếu thay đổi nguồn điện khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở có thay đổi vì nguồn điện khác nhau sẽ cung cấp dòng điện có độ mạnh yếu khác nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 54)

Hướng dẫn giải

Nếu lần lượt thay điện trở trong sơ đồ mạch điện ở hình bên bằng các điện trở khác nhau thì số chỉ của ampe kế có thay đổi vì mỗi điện trở có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục III.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là U = I.R = 0,5.12 = 6 V.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)