Cho các cặp oxi hóa – khử sau:
a) Mg2+/Mg và Cu2+/Cu
b) Zn2+/Zn và Fe2+/Fe
c) Ag+/Ag và Au3+/Au
Viết các phương trình hóa học của phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hóa – khử tương ứng đã cho.
Cho các cặp oxi hóa – khử sau:
a) Mg2+/Mg và Cu2+/Cu
b) Zn2+/Zn và Fe2+/Fe
c) Ag+/Ag và Au3+/Au
Viết các phương trình hóa học của phản ứng theo chiều tự diễn biến từ các cặp oxi hóa – khử tương ứng đã cho.
Thế điện cực chuẩn của cặp M+/M (M là kim loại) bằng -3,040 V. Những phát biểu liên quan đến cặp oxi hóa – khử M+/M nào sau đây là đúng?
(a) M là kim loại có tính khử mạnh (b) Ion M+ có tính oxi hóa yếu
(c) M là kim loại có tính khử yếu (d) Ion M+ có tính oxi hóa mạnh
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững phát biểu đúng là: (a), (b).
Thế điện cực chuẩn của cặp M+/M (M là kim loại) bằng –3,040 V đây là giá trị tương đối thấp với cặp oxi hóa – khử của kim loại, chứng tỏ tính khử của kim loại M mạnh, tính oxi hóa của ion M+ yếu.
(Trả lời bởi datcoder)
So sánh thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe và Pb2+/Pb.
Từ đó, so sánh tính oxi hóa của Fe2+ và Pb2+, tính khử của Fe và Pb.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải\(E^o_{Fe^{2+}\text{/}Fe}=-0,440V< E_{Pb^{2+}\text{/}Pb}=-0,126V\)
⟹ Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn tính oxi hóa của Pb2+.
Tính khử của Fe mạnh hơn tính khử của Pb.
(Trả lời bởi datcoder)
Kim loại M tan được trong dung dịch HCl 1M ở 25oC tạo muối MCln và H2. Hãy so sánh giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Mn+/M và 2H+/ H2. Giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải2M + 2nH+ ⟶ 2Mn+ + nH2
Dựa vào phản ứng ta thấy H+ có tính oxi hóa mạnh hơn Mn+, M có tính khử mạnh hơn H2 ⟹ \(E^o_{2H^+\text{/}H_2}>E^o_{M^{n+}\text{/}M}\)
(Trả lời bởi datcoder)
Hãy sắp xếp dãy các ion sau theo chiều tăng dần tính oxi hóa: Na+, Zn2+, Au3+, Ni2+, H+.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSo sánh:
\(E_{Na^+\text{/}Na}=-2,713V< E^o_{Zn^{2+}\text{/}Zn}=-0,763V< E^o_{Ni^{2+}\text{/}Ni}=-0,257V< E^o_{2H^+\text{/}H_2}=0V< E^o_{Au^{3+}\text{/}Au}=1,520V\)
⟹ Sắp xếp dãy các ion theo chiều tăng dần tính oxi hóa là:
Na+ < Zn2+ < Ni2+ < H+ < Au3+
(Trả lời bởi datcoder)
Hãy viết cặp oxi hóa – khử của các kim loại trong dãy sau:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCặp oxi hóa khử: Mg2+/Mg; Al3+/Al; Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe; Fe3+/Fe2+; Sn2+/Sn; Pb2+/Pb; 2H+/H2; Cu2+/Cu; Cu+/Cu; Cu2+/Cu+; Ag+/Ag; Au3+/Au.
(Trả lời bởi datcoder)
Cho hai phản ứng sau:
Zn(s) + Cu2+ (aq) → Zn2+ (aq) + Cu(s) (1)
Cu(s) + 2Ag+ (aq) → Cu2+ (aq) + 2Ag(s) (2)
Hãy xác định chất oxi hóa, chất khử trong mỗi phản ứng trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiPhản ứng (1): Chất khử là Zn, chất oxi hóa là Cu2+
Phản ứng (2): Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Ag+
(Trả lời bởi datcoder)
Cho hai kim loại X và Y cùng hai cation tương ứng là X m+ và Yn+. Xét phản ứng hóa học:
n X (s) + m Yn+ (aq) → n Xm+ (aq) + m Y(s)
a) Phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng nào?
b) Có thể dự đoán chiều của phản ứng hóa học dựa trên vào cơ sở nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử.
b) Có thể dự đoán chiều của phản ứng hoá học trên dựa vào thế điện cực chuẩn của kim loại.
Nguyên tắc:
Khi biết thế điện cực chuẩn của hai cặp oxi hóa – khử, có thể xác định được chất oxi hóa mạnh hơn và chất khử mạnh hơn, từ đó dự đoán được chiều diễn ra của phản ứng oxi hóa – khử ở điều kiện chuẩn.
(Trả lời bởi datcoder)
Viết các cặp oxi hóa – khử của các kim loại trong hai phản ứng (1) và (2) ở trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra ở điều kiện chuẩn? Giải thích.
a) Cu(s) + Fe3+ (aq) → ?
b) Ag(s) + Sn2+ (aq) → ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) \(E^o_{Fe^{3+}\text{/}Fe^{2+}}=0,771V>E^o_{Cu^{2+}\text{/}Cu}=0,340V\) nên Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+, Cu có tính khử mạnh hơn Fe2+. Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng dưới đây có thể xảy ra:
Cu(s) + 2Fe3+(aq) → Cu2+(aq) + 2Fe2+(aq)
b) \(E^o_{Ag^+\text{/}Ag}=0,799V>E^o_{Sn^{2+}\text{/}Sn}=-0,138V\) nên Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Sn2+, Sn có tính khử mạnh hơn Ag. Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng này không thể diễn ra.
(Trả lời bởi datcoder)