Bài 10. Lực từ. Cảm ứng từ

Luyện tập mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Trong hệ SI, cảm ứng từ có đơn vị là tesla (T). Đơn vị tesla là đơn vị dẫn xuất, có mối liên hệ với các đơn vị cơ bản theo biểu thức: \(1T=1\dfrac{N}{A.m}\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là A

Sử dụng quy tắc bàn tay trái: Lòng bàn tay hứng lấy đường sức từ, chiều từ cổ tay tới ngón tay là chiều dòng điện, ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều lực từ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 68)

Hướng dẫn giải

Không thể sử dụng quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn trong trường hợp này vì trường hợp này không xuất hiện lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng mang dòng điện.

Lưu ý: Không áp dụng trong các trường hợp đường sức từ song song với dòng điện chạy của dây dẫn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện phụ thuộc vào các yếu tố:

- Độ lớn cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

- Chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường

- Góc lệch giữa dòng điện và cảm ứng từ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định được lực từ có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 67)

Hướng dẫn giải

Chiều dịch chuyển của đoạn dây sẽ phụ thuộc góc lệch của khung dây so với phương của đường sức từ, chiều và độ lớn của dòng điện đi qua khung dây, chiều dài đoạn dây đặt trong từ trường.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn trong SGK.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Lực từ do từ trường tạo ra đã tác dụng lên cuộn dây.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Khi có dòng điện chạy qua khung dây, lực từ do từ trường của nam châm tạo ra tác dụng lên khung dây, có thể đẩy khung dây lên trên hoặc kéo khung dây xuống dưới, khi đó nhờ có đòn cân sẽ làm cho lực kế thay đổi số chỉ. Số chỉ khi đó chính là độ lớn của lực từ đo được.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Ngoài ra, loa điện động còn bao gồm một số thành phần khác như:

- Màng nhện (spider) có tác dụng giữ cho lõi cuộn âm cố định được vị trí, vì khi dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn âm sẽ tạo ra lực từ trường chuyển động, giúp tạo nên một lực hướng trục đẩy cuộn âm ra hoặc vào, kéo theo là chuyển động của màng loa.

- Khung cho loa (basket hoặc frame), thường được làm bằng kim loại đúc hoặc hàn, là nơi cố định toàn bộ các bộ phận của loa.

- Viền loa (surround) bao phủ bề ngoài của khung và màng loa, giúp giữ cho màng nón loa nằm yên vị trí vào khung trong khi vẫn rung theo từng chuyển động của cuộn âm.

- Khoảng lệch (excursion) là khoảng cách tối đa cho màng nón loa chuyển động ra/vào.

Nguyên lý hoạt động của loa điện động

Vì nguyên tắc hoạt động của loại loa này là kỹ thuật điện cơ, nên sẽ có một cuộn dây được gắn với các màng loa đặt trong khe hẹp có từ trường. Khi dòng điện đi qua, cuộn dây sẽ rung và làm chuyển động màng loa giúp truyền ra không khí, tác động vào người nghe.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)