Bài 10: Liên kết cộng hoá trị

Câu hỏi 15 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64)

Hướng dẫn giải

- Liên kết bội là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tố bằng hai hoặc ba cặp electron góp chung. Liên kết này được biểu thị bằng hai gạch nối hoặc ba gạch nối.

- Xét các phân tử:

   + Cl2: Cl – Cl => Liên kết đơn

   + HCl: H – Cl => Liên kết đơn

   + O2: O = O => Liên kết bội

   + N2: N  N => Liên kết bội

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 16 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64)

Hướng dẫn giải

Sự xen phủ có sự tham gia của orbital s luôn là xen phủ trục vì dù theo phương, chiều nào thì vùng xen phủ cũng nằm trên đường nối tâm

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 17 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64)

Hướng dẫn giải

- Liên kết đơn: 1 liên kết σ

- Liên kết đôi: 1 liên kết σ, 1 liên kết п

- Liên kết ba: 1 liên kết σ, 2 liên kết п

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 64)

Câu hỏi 18 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64)

Hướng dẫn giải

- Để phá vỡ 1 mol phân tử H2 cần cung cấp năng lượng là 432 kJ/mol

- Để phá vỡ 1 mol phân tử N2 cần cung cấp năng lượng là 945 kJ/mol

=> Liên kết trong phân tử H2 dễ bị phá vỡ hơn

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 19 (SGK Chân trời sáng tạo trang 65)

Hướng dẫn giải

Năng lượng liên kết luôn có giá trị dương vì để phá vỡ các liên kết giữa các nguyên tử thì cần phải cung cấp năng lượng.

(Trả lời bởi Trịnh Long)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 65)

Hướng dẫn giải

- Năng lượng liên kết của phân tử N2 là 945 kJ/mol

- Để phá vỡ 1 mol phân tử N2 cần cùng cấp năng lượng lớn là 945 kJ

=> Phân tử N2 rất khó bị phá vỡ, bền ở điều kiện thường

=> N2 là một chất khí không hoạt động ở điều kiện thường

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 65)

Hướng dẫn giải

- Để phá vỡ 1 mol phân tử N2 cần cùng cấp năng lượng lớn là 945 kJ

=> Phân tử N2 rất khó bị phá vỡ, bền ở điều kiện thường

=> Nitrogen không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường

=> Nitrogen sẽ không oxi hóa cao su

=> Người ta dùng khí nitrogen để bơm vào lốp xe, tránh mòn lốp

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 20 (SGK Chân trời sáng tạo trang 65)

Hướng dẫn giải

Bước 1: Hình học phân tử của NH3: tứ diện đều, mỗi nguyên tử nằm ở 1 đỉnh của tứ diện

Bước 2: Phân tử NH3: gồm 3 quả cầu H và 1 quả cầu N, 3 thanh nối tương ứng với 3 liên kết đơn giữa N và H

Bước 3: Hoàn chỉnh mô hình phân tử.

loading...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 21 (SGK Chân trời sáng tạo trang 66)

Hướng dẫn giải

Đó là mô hình phân tử của CH3Cl

(Trả lời bởi Trịnh Long)
Thảo luận (1)