Bài 10: Liên kết cộng hoá trị

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 62)

Hướng dẫn giải

- Các phân tử Cl2, O2, N2 được tạo từ 2 nguyên tử giống nhau

=> Độ âm điện bằng nhau

=> Khả năng hút electron như nhau

=> Cặp electron dùng chung không bị lệch về nguyên tử nào

=> Liên kết cộng hóa trị không phân cực

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 62)

Hướng dẫn giải

- Trong phân tử HCl, Cl có độ âm điện lớn hơn H => Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử Cl

- Trong phân tử NH3, N có độ âm điện lớn hơn H => Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử N

- Trong phân tử CO2, O có độ âm điện lớn hơn C => Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử O

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 62)

Hướng dẫn giải

- Phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực: Cl2, O2, H2, N2
loading...

- Phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực là: HCl, NH3, CO2

loading...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 62)

Hướng dẫn giải

- Phân tử dạng A2 được tạo bởi 2 nguyên tử giống nhau

=> Hiệu độ âm điện = 0

=> Cộng hóa trị không phân cực

=> Liên kết cộng hóa trị trong phân tử dạng A2 luôn là liên kết cộng hóa trị không phân cực

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 10 (SGK Chân trời sáng tạo trang 63)

Hướng dẫn giải

- Trong liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron chung trong liên kết lệch hẳn về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn

=> Nguyên tử có độ âm điện lớn hơn sẽ mang số oxi hóa âm, nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn sẽ mang số oxi hóa dương

- Ví dụ:

   + NH3: N có độ âm điện lớn hơn H => N trong NH3 có số oxi hóa = -3, H trong NH3 có số oxi hóa = +1

   + HCl: Cl có độ âm điện lớn H => Cl trong HCl có số oxi hóa = -1, H trong HCl có số oxi = +1

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 63)

Hướng dẫn giải

MgCl2 - liên kết ion, CO2 - liên kết cộng hóa trị có cực, C2H4 - liên kết cộng hóa trị không cực.

(Trả lời bởi Trịnh Long)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 11 (SGK Chân trời sáng tạo trang 63)

Hướng dẫn giải

- Liên kết σ trong mỗi phân tử được tạo thành bởi sự xen phủ trục

- Liên kết п trong mỗi phân tử được tạo thành bởi sự xen phủ bên

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 12 (SGK Chân trời sáng tạo trang 63)

Hướng dẫn giải

Liên kết σ hay còn là sự xen phủ trục: sự xen phủ này xảy ra trên trục nối giữa hai hạt nhân nguyên tử.

Ví dụ:

loading...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 13 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64)

Hướng dẫn giải

Liên kết п hay còn là sự xen phủ bên: Sự xen phủ thực hiện ở hai bên trục nối giữa hai hạt nhân nguyên tử

Ví dụ:

loading...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 14 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64)

Hướng dẫn giải

 

Liên kết σ

Liên kết п

Giống nhau

- Sự xen phủ các orbital của nguyên tử

Khác nhau

- Xen phủ trục

- Độ xen phủ lớn hơn

- Vùng xen phủ nằm trên đường nối tâm 2 nguyên tử

- Xen phủ bên

- Độ xen phủ nhỏ hơn

- Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)