Bài 10. Các thể của chất và sự chuyển thể

Hoạt động 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy

Chuẩn bị: nước đá viên, nước nóng, 1 ống nghiệm, 1 cốc thủy tinh, nhiệt kế (có dải đo từ dưới -5oC đến trên 50oC).

Tiến hành: Cho nước đá viên đập nhỏ vào ống nghiệm. Cắm nhiệt kế vào giữa khối nước đá. Đặt ống nghiệm vào cốc thủy tinh có chứa nước nóng.

Em hãy:

1. Ghi lại nhiệt độ và thể của nước trong ống nghiệm theo mẫu bảng sau:

2. Nhận xét nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy.

 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 34)

Hướng dẫn giải

1. Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng.

Khác nhau:

+ Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí

+ Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng

2. Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Điểm khác nhau :

+ Sự bay hơi : chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Xảy ra chậm, khó quan sát.

+ Sự sôi : chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng. Xảy ra nhanh, dễ quan sát.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 10 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Điểm khác nhau :
+ Sự bay hơi : chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
 + Sự sôi : chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

1. Học sinh tự tiến hành

2. Nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước sôi không thay đổi.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Em có thể 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì chất ở thể rắn có hình dạng cố định

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Em có thể 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Sự nóng chảy, hóa hơi, ngưng tụ, đông đặc trong vòng tuần hoàn của nước trên trái đất:

Nước ở trong băng tuyết tan vào mùa xuân tạo thành nước ở dạng lỏng.

Nước ở dạng lỏng bay hơi tạo thành dạng khí ở trong mây.

Khi gặp nhiệt độ thấp các phân tử nước trong mây ngưng tụ lại gây ra mưa, tạo nước ở dạng lỏng.

Vào mùa đông, nhiệt độ thấp hơn 0 độ C; nước ở dạng lỏng đông đặc lại tạo thành băng, tuyết.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Em có biết 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Khi có gió, các phân tử nước vừa bay hơi ở bề mặt áo quần ướt sẽ bị gió thổi bay đi, tạo điều kiện cho các phân tử khác bay hơi dễ dàng hơn, nên quá trình bay hơi diễn ra nhanh.
Khi có nắng thì nhiệt độ bề mặt áo quần ướt sẽ tăng lên, khiến cho nước dễ bay hơi hơn, quá trình bay hơi, khô áo quần nhanh hơn.

Nhiệt độ sôi của một chất còn phụ thuộc vào áp suất trên bề mặt chất lỏng. Ở trên núi cao, áp suất khí quyển thấp hơn bình thường, nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC, nên nấu cơm sẽ khó chín.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)