Bài 10. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực.

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 66)

Hướng dẫn giải

a. Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị. Vì có liên quan tới công việc trong cơ quan nhà nước. 

b. Bình đẳng trong lĩnh vực lao động. Vì có liên quan tới tuyển dụng lao động. 

c. Bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vì có liên quan tới học tập, đào tạo. 

d. Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế. Vì có liên quan tới các chính sách phát triển kinh tế.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP được ban hành nhằm xử phạt chủ thể vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bởi vì, theo quy định này:

- Chủ thể nào vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 

- Chủ thể nào vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lí do giới tính hoặc từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng vì lí do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.d (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 63)

Hướng dẫn giải

1/ Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 đề cập đến vấn đề bình đẳng trong cơ hội học tập giữa mọi công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, trong đó có bình đẳng giữa nam và nữ; từ đó tạo cơ sở để bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đồng thời cũng xác định quyền và nghĩa vụ học tập cho công dân, không kể nam, nữ; xác

định trách nhiệm của Nhà nước là phải xây dựng trường lớp các cấp, các loại hình, các chương trình giáo dục, đào tạo, tổ chức tuyển sinh, đào tạo... để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

2/ Việc tổ chức thi tuyển và cử người đi tu nghiệp tại nước ngoài của Công ty X hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vì công ty này đã tạo cơ hội và bảo đảm cho người lao động nam và nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

3/ Ví dụ về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta hiện nay

+ Ví dụ 1: Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019 - 2020, trên cả nước có khoảng 8,718,356 học sinh tiểu học. Trong đó có 4,165,968 học sinh nữ (chiếm khoảng 47.7%) và 4,552,388 học sinh nam (chiếm khoảng 52.3%).

+ Ví dụ 2: Mục tiêu 3 - Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ:

Chỉ tiêu 1: Tỉ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

Chỉ tiêu 2: Tỉ lệ nữ thạc sĩ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Tỉ lệ nữ tiến sĩ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Em đồng tình với ý kiến của T vì theo quy định của pháp luật: “Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.e (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 63)

Hướng dẫn giải

1/ - Trường hợp 2: Hành vi của ông M là thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình, cụ thể là việc thực hiện quy định “Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình” của Luật Bình đẳng giới năm 2006.

- Trường hợp 3: Hành vi của anh T là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình vì anh không chia sẻ các việc nhà với vợ.

2/ Một số việc mà em và người thân đã làm để thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình:

- Bố và mẹ em cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau thực hiện các công việc trong gia đình.

- Các thành viên trong gia đình đều tôn trọng, yêu thương nhau, cùng nhau tham gia bàn bạc, nêu ý kiến, quan điểm về các vấn đề.

- Bố mẹ yêu thương, đối xử công bằng, bình đẳng, không phân biệt giới tính giữa các con.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 62)

Hướng dẫn giải

1/ Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích thúc đẩy và bảo đảm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, vì những quy định đó có thể ngăn chặn và tạo điều kiện để xử lí những người sử dụng lao động do định kiến giới mà đối xử bất bình đẳng, trả lương cho lao động nữ thấp hơn lao động nam khi họ làm công việc có vị trí như nhau.

2/ Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B đã vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, bởi vì, thông báo đó đã thể hiện sự từ chối tuyển dụng người lao động thuộc giới tính nam. Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2021/ NĐ-CP ngày 18/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì Trường Mầm non A có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 15 000 000 đồng.

3/ Ví dụ về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay:

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, có 54,6 triệu lao động Việt Nam có việc làm, trong đó, lao động nam đạt gần 28,8 triệu người (chiếm khoảng 52.7%) và lao động nữ là 25,9 triệu người (chiếm khoảng 47.3%).

- Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế, phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động với tỉ lệ cao hơn mức trung bình của toàn cầu và khu vực. Năm 2019, có 70,9% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia thị trường lãnh đạo. Tỷ lệ tương ứng ở cấp độ toàn cầu là 47,2%, và tỷ lệ ở Châu Á - Thái Bình Dương thậm chí còn thấp hơn, ở mức 43,9%.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 60)

Hướng dẫn giải

1/ Trong thông tin 3 cho thấy, nước ta rất chú trọng đến việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, thể hiện qua thực tế là: Tại tất cả các cơ quan quyền lực của nhà nước từ trung ương đến địa phương đều có một tỉ lệ nữ đại biểu nhất định và đạt ở mức cao trên thế giới. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn chưa tương xứng so với tỉ lệ nữ trong dân số và chưa đạt được mức mà nhà nước mong muốn, do đó: trong thời gian tới nhà nước ta vẫn tiếp tục chú trọng thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị để đảm bảo tỉ lệ nữ trong các cơ quan nhà nước cao hơn so với hiện nay.

2/ Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 125/NĐ-CP ngày 18/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì hành vi của ông N đã vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị vì ông đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là chị M. Ông N có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng vì hành vi này.

3/ Một số ví dụ về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta:

- Ngày 31/3/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.

- Ngày 26/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, bà Võ Thị Ánh Xuân được bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 60)

Hướng dẫn giải

Một số việc làm của các thành viên trong gia đình em thể hiện sự bình đẳng giới:

- Bố và mẹ em cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau thực hiện các công việc trong gia đình.

- Các thành viên trong gia đình đều tôn trọng, yêu thương nhau, cùng nhau tham gia bàn bạc, nêu ý kiến, quan điểm về các vấn đề.

- Bố mẹ yêu thương, đối xử công bằng, bình đẳng, không phân biệt giới tính giữa các con.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 61)

Hướng dẫn giải

1/ Mong muốn của ông bà nội A không phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, bởi vì, theo quy định của pháp luật thì bố và mẹ A bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp,…

2/ Ví dụ về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta hiện nay

- Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

- Ở nước ta, công việc đặc thù của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn nam giới. Phụ nữ thường làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp hoặc những công việc dễ bị tổn thương, ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới.

Khoảng cách thu nhập theo giới của Việt Nam cũng có xu hướng giãn rộng. Năm 2021, thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 7,7 triệu đồng; thu nhập bình quân tháng của lao động nữ là 5,7 triệu đồng. Như vậy, tiền lương bình quân tháng của lao động nam cao hơn nữ trung bình là khoảng 2,0 triệu đồng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 65)

Hướng dẫn giải

1/ Việc thực hiện bình đẳng giới ở nước ta đã mang lại những thay đổi tích cực ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác. Cụ thể: 

- Về chính trị, phụ nữ đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, lần đầu tiên có 3 nữ uỷ viên Bộ Chính trị, nữ Chủ tịch Quốc hội (giai đoạn 2011 - 2020). Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế và có nhiều cơ hội để có những việc làm tốt, mang lại thu nhập cao hơn.

- Về giáo dục, tỉ lệ nhập học của trẻ em trai và trẻ em gái ở bậc Tiểu học và Trung học đều cao và cân đối.

2/ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là nhằm mục đích bảo đảm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Bởi vì, nếu không quy định như vậy thì số lượng đại biểu nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân có thể sẽ rất ít và do đó sẽ không bảo đảm được tiếng nói đại diện và phản ánh nguyện vọng của phụ nữ - một nửa dân số trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của cả nước và của mỗi địa phương; trong việc quản lí nhà nước, hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện các quy tắc chung. Việc bảo đảm một tỉ lệ thích đáng phụ nữ tham gia vào các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ bảo đảm cho nam, nữ cùng có tiếng nói chung, được cùng tham gia và có vị trí, vai trò ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chức và gia đình, làm cho các quyết định đó phù hợp với lợi ích và nhu cầu của cả hai giới, tạo cho hai giới có cơ hội như nhau trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)