1. Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của Vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ.
1. Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của Vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ.
2. Quan sát Hình 1.2, thảo luận để nêu thế nào là cấp độ vi mô, vĩ mô.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cấp độ vi mô: nghiên cứu các hạt, phản hạt, các điện tích, các vật liệu có kích thước vô cùng nhỏ, muốn quan sát chúng phải có các dụng cụ hỗ trợ, đồng thời nghiên cứu sự tương tác, chuyển động, năng lượng của chúng.
- Cấp độ vĩ mô: nghiên cứu các hiện tượng chuyển động, năng lượng, … của các đối tượng có kích thước mà mắt thường có thể nhìn được, nghiên cứu sự chuyển động của các hành tinh, quy luật vận động của hệ mặt trời, …
Phương pháp nghiên cứu của Vật lí
Phương pháp thực nghiệm
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
3. Trình bày một số ví dụ khác để minh họa cho phương pháp thực nghiệm trong Vật lí
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVí dụ:
- Nghiên cứu về chuyển động rơi tự do của vật bằng cách thực hiện các thí nghiệm thả rơi vật ở các độ cao khác nhau, các vật khác nhau (khối lượng, hình dạng, kích thước).
- Nghiên cứu về sự truyền thẳng của tia sáng.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
4. Nêu nhận xét về vai trò của thí nghiệm trong phương pháp thực nghiệm và xác định điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vai trò của phương pháp thực nghiệm: dựa vào phương pháp thực nghiệm mà có thể dự đoán được kết quả, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ một giả thuyết nào đó
- Điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết: lí thuyết được xây dựng dựa trên các quan sát ban đầu và trực giác của các nhà vật lí.
(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Luyện tập: Hãy sơ đồ hóa quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
5. Quan sát Hình 1.5 và phân tích ảnh hưởng của Vật lí trong một số lĩnh vực. Từ đó, trình bày ưu điểm của việc ứng dụng Vật lí vào đời sống so với các phương pháp truyền thống ở các lĩnh vực trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Lĩnh vực
Truyền thống
Ứng dụng Vật lí
Thông tin liên lạc
Dùng bồ câu đưa thư: dễ bị thất lạc, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, tình trạng sức khỏe của bồ câu, tốc độ chậm.
Dùng internet (gửi mail, tin nhắn, điện thoại…): nhanh, đơn giản, hiệu quả, độ chính xác gần như tuyệt đối.
Chẩn đoán bệnh
Bắt mạch thủ công, phụ thuộc và trình độ của người thầy thuốc, độ chính xác không cao.
Dùng thiết bị y tế chuyên dụng: độ chính xác cao, cho kết quả nhanh chóng, từ đó có phương án xử lí kịp thời.
Quy trình đóng gói
Dùng sức lao động thủ công của con người: năng suất không cao, tiến độ chậm, mẫu mã không đẹp.
Dùng quy trình sản xuất dây chuyền: mẫu mã đẹp, nhanh, gọn, năng suất cao.
Quan sát thiên văn
Quan sát bằng mắt thường: phán đoán các hiện tượng một cách cảm tính, dựa trên kinh nghiệm là chính, độ chính xác không cao.
Sử dụng các thiết bị hiện đại (vệ tinh, kính thiên văn…) cho kết quả chính xác, xác định được quy luật vận động, quỹ đạo chuyển động của các hành tinh, đưa ra các dự báo về thiên nhiên có độ chính xác cao.
6. Hãy nêu và phân tích một số ứng dụng khác của Vật lí trong đời sống hằng ngày.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số ứng dụng khác của Vật lí trong đòi sống hằng ngày:
- Sản xuất ô tô điện: hiện nay con người đã và đang dần thay thế các dòng xe ô tô chạy bằng xăng, dầu sang dòng xe chạy bằng điện để nâng cao hiệu suất sử dụng và bảo vệ môi trường ít bị ô nhiễm bởi khí thải.
- Sử dụng internet để trao đổi thông tin: thông tin được truyền đi nhanh chóng, chính xác.
- Ứng dụng Vật lí vào sản xuất nông nghiệp: nâng cao hiệu quả sản xuất, không phụ thuộc vào sức người.
- Ứng dụng Vật lí vào khám, chữa bệnh.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Có ý kiến nhận định điện năng là thành tựu cốt lõi và huyết mạch của Vật lí cho nền văn minh của nhân loại. Hình 1.8 cho thấy các châu lục sáng rực về đêm. Trình bày quan điểm của em về nhận định này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuan điểm cá nhân: không chỉ điện năng góp phần phát triển cho nền văn minh nhân loại mà còn có các dạng năng lượng khác quan trọng không kém. Tuy nhiên điện năng được ứng dụng hầu như trong mọi thiết bị sinh hoạt, cũng như phục vụ cuộc sống của con người.
Khi con người nghiên cứu ra điện năng, chuyển đổi các dạng năng lượng khác thành điện năng (từ năng lượng gió, nước, mặt trời, địa nhiệt, hạt nhân, …) thì nền văn minh của nhân loại bước sang một trang mới.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Tìm hiểu để viết bài thuyết trình ngắn về quá trình sản xuất, truyền tải và lợi ích của điện năng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
1. Vào đầu thế kỉ XX, J.J. Thomson (Tôm-xơn) đã đề xuất mô hình cấu tạo nguyên tử gồm các electron phân bố đều trong một khối điện dương kết cấu tựa như khối mây. Để kiểm chứng giải thuyết này, E. Rutherford (Rơ-dơ-pho) đã sử dụng tia anpha gồm các hạt mang điện dương bắn vào các nguyên tử kim loại vàng (Hình 1P.1). Kết quả của thí nghiệm đã bác bỏ giả thuyết của J.J. Thomson, đồng thời đã giúp khám phá ra hạt nhân nguyên tử. E. Rutherford đã vận dụng phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu vấn
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiE. Rutherford đã vận dụng phương pháp lí thuyết kết hợp với phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu vấn đề này.
Lí do:
+ Ông đã quan sát hiện tượng, xác định đối tượng nghiên cứu là nguyên tử
+ Đối chiếu với lí thuyết đang có để ôn đưa ra giải thuyết
+ Ông thiết kế, xây dựng mô hình để kiểm chứng
+ Ông đã tiến hành thí nghiệm theo mô hình tính toán lí thuyết
=> Đưa ra kết quả
(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)