Bài 1: Cường độ dòng điện

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Tác dụng mạnh yếu của dòng điện được đặc trưng bằng đại lượng là cường độ dòng điện.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 86)

Hướng dẫn giải

Các hạt mang điện trong kim loại hoá trị đã bị bay ra khỏi tinh thể. 

Mật độ của các electron tự do trong kim loại rất cao nên kim loại có tính dẫn điện rất tốt. 

Có bản chất của dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do.

  (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

- Ta nối dây dẫn với nguồn điện, có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu kim loại, nguồn điện tác dụng lực lên các electron dẫn làm chúng vừa chuyển động hỗn loạn vừa di chuyển theo chiều từ cực âm hướng về cực dương.

- Chiều chuyển động thành dòng của các electron trong kim loại ngược với chiều dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn.

+ Chiều của dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn là chiều từ cực dương của nguồn điện đang tạo ra dòng điện, qua dây dẫn đến cực âm của nguồn điện.

+ Chiều của các electron là chiều từ cực âm đến cực dương.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Bởi :

- Sự tương tác giữa các lực điện và các tương tác giữa ion và phân tử dung dịch xung quanh, các ion mang điện tích trái dấu sẽ tương tác với nhau bởi lực Coulomb, là lực hút hoặc đẩy giữa các điện tích đối lập.

- Các phân tử trong dung dịch có tính chất phân cực, chúng có thể tạo ra các lực hút hoặc đẩy giữa chúng và các ion. Khi một ion dương di chuyển trong dung dịch, các phân tử có phân cực âm sẽ bị thu hút và di chuyển theo hướng ngược lại, trong khi các phân tử có phân cực dương sẽ bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu.

=> các ion mang điện tích trái dấu sẽ chuyển động ngược chiều nhau trong dung dịch do sự tương tác giữa các lực Coulomb và các tương tác giữa ion và phân tử dung dịch xung quanh.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 87)

Hướng dẫn giải

Dòng điện có thể chạy qua nước sông, nước máy.

Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc tính của nước và điện áp áp dụng lên nước.

Nước là một chất lỏng tốt dẫn điện nhưng độ dẫn điện của nước khá thấp. Vì vậy nước có thể dẫn điện nhưng cần một điện áp khá lớn để tạo ra dòng điện thông qua nước. Nếu áp suất điện đủ lớn được áp dụng vào nước, các ion trong nước sẽ bị phân cực và di chuyển theo hướng của trường điện, tạo ra dòng điện trong nước.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

tham khảo

Một số thiết bị điện thông dụng bao gồm:

1.Bóng đèn: Thiết bị này hoạt động dựa trên tác dụng của dòng điện làm nóng sợi dây kim loại trong bóng đèn, tạo ra ánh sáng.

2.Quạt: Thiết bị này hoạt động dựa trên tác dụng của dòng điện để tạo ra từ trường, kéo quạt quay.

3.Tivi: Thiết bị này hoạt động dựa trên tác dụng của dòng điện để kích hoạt các điểm ảnh trên màn hình, tạo ra hình ảnh và âm thanh.

4.Tủ lạnh: Thiết bị này hoạt động dựa trên tác dụng của dòng điện để làm mát, tạo ra nhiệt độ lạnh để bảo quản thực phẩm.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

tham khảo

-Khi nối đầu một đèn sợi đốt vào hai cực của một viên pin, đèn sẽ sáng lên và có dòng điện chạy qua nó. Cường độ dòng điện và chiều dòng điện qua đèn có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào điều kiện kết nối và thuộc tính của đèn và pin.

-Áp dụng công thức trên, ta có:

\(I=\dfrac{Q}{t}=\dfrac{2}{4}=0,5\)

Vậy cường độ dòng điện chạy qua đèn là 0.5 A

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Thực hành (SGK Cánh diều - Trang 88)

Hướng dẫn giải

Với các dụng cụ thí nghiệm trên ta có thể đưa ra phương án như sau:

Mắc các thiết bị đã cho thành sơ đồ mạch điện như hình vẽ dưới đây:

loading...

Thực hiện thí nghiệm: Thay đổi điện trở của biến trở bằng cách di chuyển con chạy sẽ thấy đèn sáng mạnh yếu khác nhau vì điện trở của toàn mạch đã bị thay đổi dẫn đến cường độ dòng điện qua đèn thay đổi.

  (Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh diều - Trang 89)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Các đặc trưng của dòng điện xung.
– Hình dạng xung: thường dùng 3 loại hình thể là xung tam giác, xung chữ nhật, và xung hình sin. Ngoài ra còn có các xung cải biên như: xung hình thang, hình lưỡi cày, exponentiel… Hình dạng xung khác nhau thì mức độ tác dụng kích thích hay ức chế cũng khác nhau.

1

Dòng điện một chiều đều có tác dụng tại chỗ –  nơi đặt điện cực, tác dụng toàn thân – xa nơi đặt điện cực. Đồng thời nó có tác dụng ngay lập tức khi có dòng điện đi qua và tác dụng muộn kéo dài vài giờ sau khi ngừng điều trị.

Tác dụng sinh lí của dòng xung điện

- Tác dụng ức chế: giảm đau và giảm trương lực cơ.

- Tác dụng kích thích thần kinh cơ.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh diều - Trang 89)

Hướng dẫn giải

\(I=\dfrac{\Delta q}{\Delta t}=\dfrac{\Delta n\left(1,6\cdot10^{-19}\right)}{\Delta t}\)

\(\Rightarrow\Delta n=\dfrac{1,1}{1,6\cdot10^{^{-19}}}=6,25\cdot10^8\)

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)