Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì?
Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì?
Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác luận điểm chính trong bài viết:
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tác giả sử dụng những dẫn chứng từ những tác phẩm cụ thể trong văn học dân gian Việt Nam:
+ Sử thi Têwa Mưnô của người Chăm. Trong sử thi có vay mượn cốt truyện từ Hikayat Dera Mưnô của Ma-lai-xi-a mà truyện này lại là dị bản của sử thi Ra-ma-ya-na.
+ Trích lời nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật, Đinh Gia Khánh về Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp
- Dẫn chứng các tác phẩm điêu khắc tại Bảo tàng Chăm
- Dẫn chứng trong văn hóa đương đại qua
+ Nghiên cứu của Phan Ngọc
+ Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ chuyển thể thành tác phẩm chèo Nàng Xi-ta
+ Tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (2011) của nhà văn Nhật Chiêu: truyện sử thi cực ngắn là sử thi Nàng Xi-ta (tác giả đã trích dẫn một số câu trong tác phẩm)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Sau khi đọc và tìm hiểu về đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời và những hiểu biết của mình về thể loại sử thi, viết báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống những người dân Ê đê hiện nay.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiĐề cương tham khảo “Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực”.
1. Đặt vấn đề:
Sử thi Đăm Săn là một trong những tác phẩm sử thi tiêu biểu nhất được sáng tạo bởi trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn của đồng bào Ê-đê, là bức tranh phản ánh lịch sử văn hoá của đồng bào Tây Nguyên
2. Giải quyết vấn đề
a. Đặc điểm đời sống của người Ê-đê
- Nơi ở: Ngôi nhà là điểm nổi bật trong giá trị văn hóa vật chất của người Ê đê:
+ Ngôi nhà được miêu tả trong sử thi
+ Ngôi nhà trong sinh hoạt của người Ê-đê
- Ẩm thực: sự hòa trộn, tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt
+ Ẩm thực trong sử thi
+ Ẩm thực trong phong tục tập quán đời thường
- Trang phục: dân tộc Ê Đê lại tạo được sức hút mạnh mẽ với những bộ y phục độc đáo và mới lạ.
+ Trang phục của các nhân vật trong sử thi
+ Trang phục của người Ê-đê trong sinh hoạt
- Phương tiện vận chuyển
+ Các phương tiện đi lại, vận chuyển trong sử thi
+ Các phương tiện đi lại, vận chuyển
b. Đặc điểm văn hóa của người Ê-đê:
- Trang phục, nhà ở truyền thống
- Chế độ gia đinh, tôn giáo
- Các lễ hội, hoạt động văn hóa
3. Kết luận
Người Ê đê ở Đắk Lắc có đời sống vật chất và tinh thần rất đặc sắc. Chính những giá trị văn hóa truyền thống của người Ê đê đã tạo nên những nét đặc trưng văn hóa của vùng đất Tây Nguyên, tạo nên nét khác biệt trong văn hóa so với các vùng văn hóa khác. Những nét văn hóa phong phú và đa dạng của người dân tộc Ê đê đã thực sự đóng góp những tri thức văn hóa lịch sử quý giá vào kho tàng văn học sử thi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
4. Tài liệu tham khảo
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)