28. Lực ma sát

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 142)

Hướng dẫn giải

Lực ma sát làm cho khối gỗ trên hình 28.1 dừng lại.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 142)

Hướng dẫn giải

- Vận động viên trượt tuyết đang trượt trên đường đua => lực ma sát trượt xuất hiện giữa bề mặt ván trượt và bề mặt tuyết.

- Người công nhân đang mài nhẵn mặt bàn đá => lực ma sát trượt xuất hiện giữa bề mặt máy mài và mặt bàn đá.

- Khi phanh xe đạp, má phanh và vành bánh xe ép sát nhau sinh ra lực ma sát trượt để ngăn cản chuyển động của bánh xe.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi tìm hiểu thêm 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 142)

Hướng dẫn giải

Khi đó, giữa bánh xe và mặt đường có xuất hiện lực ma sát trượt. Khi ta bóp mạnh phanh trong trường hợp khẩn cấp, má phanh có thể giữ chặt vành bánh xe khiến bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường, xuất hiện lực ma sát trượt giữa bánh xe với mặt đường. Lực ma sát trượt giúp xe nhanh chóng chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Vì trong thí nghiệm đã xuất hiện lực ma sát nghỉ, lực kéo chưa thắng được lực ma sát nghỉ nên khối gỗ vẫn đứng yên.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

- Ban đầu, khi hộp đứng yên, em cần đẩy mạnh để hộp chuyển động: vì trong trường hợp này xuất hiện lực ma sát nghỉ, ta cần tác dụng một lực lớn để thắng lực ma sát nghỉ cực đại.

- Khi hộp đã bắt đầu chuyển động, trong trường hợp này xuất hiện lực ma sát trượt, mà lực ma sát trượt nhỏ hơn lực ma sát nghỉ nên em có thể đẩy nhẹ hơn mà hộp vẫn chuyển động.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

- Lực ma sát nghỉ giúp chúng ta có thể cầm nắm được các đồ vật.
- Lực ma sát nghỉ giúp các xe cộ có thể đứng yên ở những chỗ dốc.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Nếu lực ma sát rất nhỏ thì khi ta ghi lên bảng sẽ bị trơn trượt và phấn không dính ở trên bảng. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 144)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động:

- Lực ma sát ở phanh xe máy và lực ma sát giữa lốp xe với đường làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại

- Trục quay có ổ bị làm giảm ma sát trượt chuyển động quay của bánh xe

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 145)

Hướng dẫn giải

- Vectơ lực \(\overrightarrow{F_1}\) do chân tác dụng lên mặt đất.

- Vectơ lực \(\overrightarrow{F_{ms2}}\) do đất tác dụng lên chân giúp bàn chân không bị trượt mà còn thúc đẩy chuyển động.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 145)

Hướng dẫn giải

Dầu ở ổ trục bánh xe đạp làm cho xe đạp di chuyển dễ dàng hơn, vì:

Khi tra dầu vào ổ trục bánh xe đạp sẽ làm giảm lực ma sát giúp cho xe đạp di chuyển dễ dàng hơn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)