28. Lực ma sát

Vận dụng 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 145)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ trong cuộc sống về làm tăng lực ma sát: Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được. Vì lực mà sát nhỏ nên bánh xe ô tô bị trượt trên bùn không chuyển động được. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có ích và cần làm tăng lực ma sát.

- Ví dụ trong cuộc sống cần làm giảm lực ma sát: Giầy đi mãi đế bị mòn là do ma sát giữa mặt đường và đế giầy vì lực ma sát làm mòn đế giầy. Như vậy lực ma sát trong trường hợp này là có hại.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 146)

Hướng dẫn giải

 Ví dụ về việc ma sát giúp thúc đẩy chuyển động trong đời sống:

- Mặt lốp xe trượt trên mặt đường.

- Ma sát sinh ra khi quả bóng lăn trên sân

- Ma sát sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay và ổ trục.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 146)

Hướng dẫn giải

 Khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí không thể đi nổi vì đường đất trơn có độ ma sát kém.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 146)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với người đi bộ:

+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà người đi bộ có thể đi lại được trên đường không bị trơn trượt, ngã:

+ Có hại: Lực ma sát làm người đi bộ đi lại trên đường bị mòn đế giày dép.

- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với xe đạp chuyển động trên đường:

+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà người đi xe đạp có thể đi lại được trên đường không bị trượt, đổ.

+ Có hại: Lực ma sát làm người đi xe đạp đi lại trên đường bị mòn lốp xe.

- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray.

+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà tàu hỏa có thể chạy và không bị trượt khỏi đường ray.

+ Có hại: Lực ma sát làm mòn bánh xe tàu hỏa

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 146)

Hướng dẫn giải

Quãng đường xe đi được từ khi người lái xe phát hiện nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn phụ thuộc vào:

- phanh xe,

- phản ứng của người lái xe

- ngoài ra còn phụ thuộc vào lực cản,khối lượng của xe (mức quán tính).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 146)

Hướng dẫn giải

- Cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong trường hợp đẩy một thùng hàng trên mặt sàn là cho thùng hàng lên xe lăn để thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn.

- Cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong trường hợp xe đạp chuyển động trên đường là

+ Lực ma sát giữa xích xe và đĩa xe đạp có tác hại làm mòn các răng của đĩa, đồng thời làm xích xe chuyển động khó.

Biện pháp khắc phục là tra dầu nhớt để bôi trơn.

+ Lực ma sát trượt giữa trục bánh xe với ổ đĩa bánh xe làm bánh xe quay chậm, trục bị bào mòn.

Biện pháp khắc phục là làm giảm ma sát bằng cách gắn ổ bi để thay ma sát trượt thành ma sát lăn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 7 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 147)

Hướng dẫn giải

- Các em tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả:

+ Số chỉ của lực kế khi chưa cho nước vào hộp: 1,8 N.

+ Số chỉ của lực kế khi đã cho nước vào hộp: 2,0 N.

- Rút ra kết luận về lực cản do không khí và do nước tác dụng lên xe là: lực cản do nước tác dụng lên xe lớn lực cản do không khí tác dụng lên xe.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 147)

Hướng dẫn giải

– Ví dụ về vật hay con vật chuyển động nhanh trong nước nhờ có hình dạng giảm được lực cản:

– Cá ép vây sát vào mình để giảm bớt lực cản chuyển động.

– Cá măng bơi trong nước nhanh hơn nhiều so với các loài cá khác vì hình dạng thuôn nhọn của đầu cá măng ít bị lực cản của nước, vì vậy cá măng bơi rất nhanh.

– Rắn, lươn, trạch có dạng thuôn nhọn, ít bị lực cản của nước.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 147)

Hướng dẫn giải

Kết quả thu được cho thấy lực cản do nước tác động vào xe lớn lực cản do không khí tác động vào xe.

(Trả lời bởi White angel)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 148)

Hướng dẫn giải

Từ cùng một độ cao, tờ giấy bị vo tròn sẽ rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng vì:

+ Tờ giấy để phẳng có diện tích tiếp xúc với không khí lớn chịu lực cản không khí lớn.

+ Tờ giấy vo tròn có diện tích tiếp xúc với không khí nhỏ chịu lực cản không khí nhỏ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)