1. Câu nào sau đây gọi đúng tên con đường được gợi lên từ đoạn trích?
A. Con đường đầy rơm rạ.
B. Con đường đầy ánh nắng.
C. Con đường đầy tre, trúc.
D. Con đường đầy hương sắc.
1. Câu nào sau đây gọi đúng tên con đường được gợi lên từ đoạn trích?
A. Con đường đầy rơm rạ.
B. Con đường đầy ánh nắng.
C. Con đường đầy tre, trúc.
D. Con đường đầy hương sắc.
2. Dòng thơ nào sau đây có sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác?
A. Đường trong làng: Hoa dại với mùi rơm
B. Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm
C. Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
D. Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
3. Nhận xét nào sau đây đúng với sự “tương ứng các giác quan” được biểu hiện trong đoạn trích trên?
A. Cảnh vật, con người, hương hoa, cây cối,... chan hoà trong một niềm vui
B. Đất trời, đường làng, không gian, thời gian, hoa dại, mùi rơm,... lẫn lộn
C. Cảm xúc, tâm trạng, niềm vui, sự ngất ngây, trí tưởng tượng,... đan xen
D. Mùi hương, âm thanh, sắc màu xen lẫn cùng các giác quan giao hoà,...
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
4. Nhạc tính của đoạn thơ trên được tạo nên bởi những cách thức nào?
A. Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và so sánh
B. Sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần chân
C. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ âm thanh
D. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ cảm giác
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
5. Phương án nào dưới đây nêu đúng điểm giống nhau giữa đoạn trích trên và bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)?
A. Đều viết về đề tài tình yêu lứa đôi
B. Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
C. Đều viết về tâm trạng con người trước mùa thu
D. Đều miêu tả cảnh đẹp của mùa thu
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
6. Nêu tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên: giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của cảnh vật nơi quê hương nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.
(Trả lời bởi Tuấn Lại)
7. Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
8. Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
“Đường thơm” trong đoạn trích trên vừa cụ thể như màu nắng vàng mật gieo vãi ánh sáng trên khắp mọi lối quê, vừa như mây lam đã hòa tan trong tâm hồn thành bến bờ vĩnh cửu cho mọi nỗi nhớ đổ về. Đường qua những cánh đồng mía hơi hướm ngọt lịm dẫn về quê ngoại, đường tấp nập người đứng trên bờ sông vang lừng tiếng “hò dô ta” đến vỡ giọng theo những cuộc đua ghe tưng bừng trên sông nước, đường vàng rực hoa bí hoa dưa thả giấc mơ bay lên đua với những cánh diều trên cồn bãi ven sông… Trong tất cả những con đường ấu thơ thơm ngát và vô tận ấy, thì một lối nhỏ từ ngõ nhà tôi dẫn ra bến nước sau ngôi đình làng là con đường xưa hơn hết trong mọi lối xưa.
(Trả lời bởi Tuấn Lại)
9. Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan: Thị giác để quan sát cảnh vật trên đường; khứu giác để ngửi thấy mùi hương.
(Trả lời bởi Tuấn Lại)
10. Theo em, đoạn trích thể hiện được tâm trạng và tình cảm gì của chủ thể trữ tình?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Bài thơ thể hiện một nhãn quan tình yêu. Nhưng không chỉ dừng lại ở mô tả tình yêu trong những trạng huống mang tính tượng trưng phổ quát, sự nhạy cảm cá nhân còn dẫn Huy Cận đi sâu hơn vào những trạng thái cảm xúc vi tế và lắng đọng nhất của tâm hồn. Trong bài thơ "đường mới", tình yêu được mô tả như một trạng thái tự lắng nghe, tự thẩm thấu của con người. Không gian ở đây được xác định bằng những chi tiết cụ thể: Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm/ Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm… Nhưng đó cũng là một không – thời gian của mơ mộng. Một không – thời gian của của “màu vĩnh viễn”, khi những đường ranh cụ thể của nó đã bị xóa nhòa bởi sự hòa hợp quấn quýt giữa màu sắc, hương thơm và trí tưởng tượng.
(Trả lời bởi Tuấn Lại)