2. Bình Ngô đại cáo

Sau khi đọc 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20,21)

Hướng dẫn giải

- “Áng thiên cổ hùng văn” là văn bản lịch sử có giá trị đến muôn đời

- “Bình Ngô đại cáo” được coi là “áng thiên cổ hùng văn” vì:

+ Nhan đề tác phẩm gợi ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng

+ Quy mô, dung lượng tác phẩm lớn, gồm 4 phần có nội dung cụ thể

+ Tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm là tư tưởng nhân nghĩa cao cả cùng những nội dung lớn: khẳng định chủ quyền dân tộc, tố cáo tội ác kẻ thù, thuật lại cuộc khởi nghĩa của ta, sự thất bại của kẻ thù, tuyên bố độc lập và bài học lịch sử

+ Cách lập luận chặt chẽ, luận chứng thuyết phục, giọng điệu hùng tráng, đanh thép

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20,21)

Hướng dẫn giải

- Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: khẳng định đã dẹp yên giặc Ngô, đất nước chính thức bước vào giai đoạn hoà bình, độc lập

- Có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình lịch sử văn học của dân tộc

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Kết nối đọc - viết (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21)

Hướng dẫn giải

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)