12. Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Cây xanh và cơ thể chúng ta được cấu thành nên từ tế bào.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 68)

Hướng dẫn giải

1. Kể tên 1 số loại tế bào cấu tạo nên cơ thể cây cà chua, cơ thể người:

- Một số tế bào cấu tạo nên cây cà chua: Tế bào thịt lá, tế bào thịt quả, tế bào ống dẫn, tế bào lông hút.

- Tế bào cấu tạo nên cơ thể người: Tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, tế bào xương.

2. Khái niệm tế bào và chức năng của tế bào đối với cơ thể sống:

- Khái niệm tế bào: Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

- Chức năng của tế bào đối với cơ thể sống:

+ Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật từ những sinh vật đơn giản như vi khuẩn, nấm men tới những sinh vật phức tạp như động vật, thực vật,…

+ Một tế bào cũng có thể diễn ra mọi hoạt động sống đặc trưng (trao đổi chất, lớn lên và phân chia, cảm ứng). Tế bào thực hiện các hoạt động sống là cơ sở giúp cơ thể thực hiện các chức năng sống.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Tế bào

Hình dạng

Kích thước

Tế bào xương

Hình sao

Khoảng 5 – 20 µm

Tế bào thần kinh

Hình sao nhiều cạnh

Dài khoảng 13 – 60 mm

Rộng khoảng 10 – 30 µm

Tế bào hồng cầu

Hình đĩa

Đường kính khoảng 7µm

Tế bào biểu bì vảy hành

Hình lục giác

Dài khoảng 200µm

Rộng khoảng 70 µm

Tế bào nấm men

Hình bầu dục

Dài khoảng 6µm

Rộng khoảng 5µm

Tế bào vi khuẩn E.coli

Hình trụ

Dài khoảng 2µm

Rộng khoảng 0,25 – 1 µm

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi tìm hiểu thêm 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Tế bào hồng cầu là tế bào duy nhất trong cơ thể không có nhân nên nó có thể thay đổi hình dạng một cách dễ dàng để len lỏi qua các mao mạch hẹp.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

- Cấu tạo và chức năng của:

Điểm so sánh

Màng tế bào

Tế bào chất

Nhân tế bào

Cấu tạo

Lớp màng mỏng

Chất keo lỏng

Có màng nhân bao bọc chất di truyền

Chức năng

Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào

Chứa các bào quan và nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào

Trung tâm điều khiển hầu hết các hoạt động sống của tế bào

- So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật

Điểm so sánh

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

Thành tế bào

Không có

Có thành cellulose

Không bào

Không bào nhỏ hoặc không có

Không bào lớn và nhiều

Lục lạp

Không có

Có lục lạp

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Lục lạp thực hiện được chức năng quang hợp vì nó mang sắc tố quang hợp (diệp lục) có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

- Tế bào nhân sơ: không có nhân hoàn chỉnh (chỉ có vùng nhân) và không chứa bào quan có màng.

- Tế bào nhân thực: có nhân và các bào quan có màng.

- Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản và thường có kích thước nhỏ, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi tìm hiểu thêm 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Cellulose được ứng dụng vào sản xuất rất nhiều sản phẩm trong đời sống như bàn ghế, gường, tủ, giấy, sách, vở…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

 

Đối tượng

so sánh

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Giống nhau

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều được cấu tạo từ 3 thành phần là: vùng nhân hoặc nhân, màng sinh chất, tế bào chất

Khác nhau

Vùng nhân chưa có màng bao bọc

Vùng nhân có màng bao bọc

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 72)

Hướng dẫn giải

Số lượng tế bào sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi lần phân chia. 

Ta có thể tính bằng công thức: 

Số tế bào sau mỗi lần phân chia: N = 2n (với n là số lần phân chia).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)