Nói và nghe: Bảo tồn động vật hoang dã

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Yêu cầu: Thảo luận về việc bảo tồn động vật hoang dã.

1. Chuẩn bị.

– Tìm hiểu về động vật hoang dã và việc bảo tồn động vật hoang dã qua sách báo, in-tơ-nét.

G: Một số cuốn sách về động vật hoang dã: Sinh vật trú ẩn và săn mồi (Rắt Ô-oen),
Khám phá rừng già – Động vật hoang dã (Xti Pa-cơ),...

– Ghi chép các thông tin quan trọng về những hoạt động bảo vệ động vật hoang dã.

2. Thảo luận.

– Người điều hành nếu nội dung thảo luận.

– Từng bạn trình bày ý kiến đã chuẩn bị. Ví dụ:

+ Thực tế: Nhiều loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, bị sản bắt, buôn bán trái phép; rừng bị chặt phá khiến môi trường sống của động vật hoang đã bị đe doạ;…

+ Những việc cần làm: Lập các khu bảo tồn; tuyên truyền vận động không chặt phá rừng, không săn bắt, không buôn bán động vật hoang dã;...

– Cả nhóm trao đổi, góp ý và thống nhất ý kiến.

+ Khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn động vật hoang dã.

+ Nhấn mạnh những việc cần làm để bảo tồn động vật hoang dã.

3. Đánh giá

datcoder
1 tháng 7 2024 lúc 12:58

1/ 

Trên trang báo Nhân dân có ghi các thông tin về hoạt động bảo vệ động vật hoang dã:

– Đẩy mạnh đấu tranh, xử lý vi phạm

Theo báo cáo về "Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam năm 2022" của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) ngày 6/9/2023, phân tích dựa trên 156 vụ án hình sự về động vật hoang dã phát hiện trong năm 2022 cho thấy, Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã. Trong năm 2022, đã có 95% số vụ án hình sự về động vật hoang dã có đối tượng bị bắt giữ; 79% các vụ án hình sự có đối tượng đã được đưa ra xét xử và kết án với mức án tù trung bình là 3,01 năm.

Báo cáo cũng khẳng định những chuyển biến tích cực sau khi Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực vào năm 2018 đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong cải cách tư pháp, góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác điều tra và xử lý tội phạm về động vật hoang dã.

– Tăng cường quản lý hiệu quả

Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định, người có các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép loài động vật; hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống, sản phẩm của loài động vật thuộc danh mục ưu tiên bảo vệ, tùy tính chất, mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng; hoặc phạt tù từ 1 đến 15 năm.

Đây là những chế tài xử lý được cho là nghiêm khắc nhất từ trước tới nay, nhưng các hành vi vi phạm vẫn tiếp diễn, thậm chí có nơi còn xảy ra những vụ việc nghiêm trọng.

2/

Em trao đổi với các bạn nội dung đã chuẩn bị như phần 1 và trao đổi ý kiến, góp ý và thống nhất ý kiến.