Phần I (6 diểm): Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 1 (1 điểm): Xuyên suốt tác phẩm, có những hình ảnh thơ nào luôn song hành, gắn bó với nhau. Nêu rõ mối quan hệ của những hình ảnh thơ đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
Câu 2 (1,5 điểm): Tình cảm nào của người lính lái xe được thể hiện trong hai câu thơ sau: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"
Tình cảm này còn được thể hiện ở một bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 ( nêu rõ tên tác giả). Giữa muôn vàn hiểm nguy, gian khó, thiếu thốn hành động “bắt tay qua cửa kính vỡ” trong câu thơ trên có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (3,5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo lập luận diễn dịch để làm rõ cảm nhận của em về khổ thơ sau trong bài: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Trong đoạn văn, có sử dụng lời dẫn trực tiếp, thành phần biệt lập ( gạch chân dưới một lời dẫn trực tiếp, một thành phần biệt lập và chú thích).
Trong chương trình Ngữ văn THCS, mối quan hệ giữa cái "không" và cái "có" đã được một nhà thơ khác vận dụng rất thành công trong tác phẩm của mình. Hãy ghi lại tên bài thơ và nêu rõ tác giả.
1.Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng” trong khổ thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện tu từ đó?
2. . So sánh hình ảnh người lính trong đoạn với hình ảnh người lính trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu
Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước hiện lên thật đẹp trong khổ cuối của bài thơ. Hãy làm rõ điều đó bằng một đoạn văn Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp (khoảng 12 câu). Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một trợ từ (có gạch chân và chú thích).
Bài 3.
Ngôn ngữ và giọng điệu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đặc điểm gì nổi bật ?
Ngôn ngữ và giọng điệu ấy đã có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những
chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Trong chương trình Ngữ Văn THCS, mối quan hệ giữa cái "không" và cái "có" đã được một nhà thơ khác sử dụng rất thành công để biểu đạt dụng ý nghệ thuật. Em hãy nêu rõ tên tác phẩm và tên tác giả
Dựa vào khổ cuối của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng phân hợp khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một trợ từ và một câu hỏi tu từ (gạch chân và chỉ rõ)